Cấu trúc wish là một trong những điểm ngữ pháp được sử dụng khá nhiều trong các bài tập cũng như giao tiếp. Ngoài wish ra, người ta còn sử dụng if only để diễn tả ý tương đương. Ở bài viết này, https://gialaigiasu.online sẽ trình bày tất cả các vấn đề liên quan đến Wish và if only.
Wish là gì?
Wish mang nghĩa là ước, vì thế mà cấu trúc wish cũng nhằm mục đích diễn tả sự đạt được ước muốn của người dùng. Sau wish là một mệnh đề chỉ sự ao ước hoặc một điều gì đó không có thật. Ngoài ra, mệnh đề sử dụng sau wish gọi là mệnh đề danh từ. Khác với tiếng Việt, ước chỉ diễn đạt thông qua một từ duy nhất, trong tiếng Anh người ta sử dụng 3 mệnh đề trong quá khứ, hiện tại, và tương lai để diễn tả những ước muốn.
Khác với tiếng Việt ở chỗ ước chỉ mang tầm ngắn hạn, chỉ một mong muốn hay một sự kì vọng. Đôi khi bạn cũng có thể sử dụng cấu trúc wish này để nói về ước mơ. Tuy nhiên, việc sử dụng đúng chuẩn ngữ pháp trong tiếng anh cho từng trường hợp khá quan trọng. Hãy cùng tham khảo qua những lưu ý về công thức, cách dùng từng mệnh đề wish ngay sau đây.
Cấu trúc wish theo các thì
Như đã giới thiệu ở phần trên, wish có 3 cách dùng thông dụng nhất để diễn tả điều ước trong tiếng anh. Mỗi trường hợp đều có những điểm khác biệt nên sẽ được chia thành 3 phần nhỏ như sau.
Wish ở hiện tại
Công thức:
→ S1 + wish + S2 + V (Past subjunctive)
Diễn tả mong ước về một điều không có thật hoặc không thể thực hiện được trong hiện tại. Nhưng nghĩa của câu là hiện tại, không phải quá khứ.
Ex: I wish I knew his address = If only I knew his address.
(Tôi ước gì tôi có địa chỉ của anh ta) [Thật ra tôi không biết địa chỉ của anh ta]
→ Ta hiểu tình huống trong câu này là hiện tại tôi không biết địa chỉ của anh ấy nên tôi không thể đến thăm anh ấy (giả sử như vậy). Bởi vậy, tôi ước rằng hiện tại tôi biết địa chỉ nhà anh ấy. Đây là điều ước trái với một sự thật ở hiện tại, nên ta sử dụng câu ước ở hiện tại. Mệnh đề sau “wish” được chia ở dạng quá khứ giả định. Tương tự như vậy, ta có các ví dụ khác:
Ex: I wish I had a car = If only I had a car. (Ước gì tôi có một chiếc xe ô tô).
√ Past Subjunctive (quá khứ giả định): là một hình thức chia động từ đặc biệt, theo đó động từ chia ở dạng quá khứ đơn, riêng “to be” luôn được dùng là “were” cho tất cả các chủ ngữ. “Would” không được dùng để diễn đạt mong ước ở hiện tại, nhưng chúng ta có thể dùng “could”.
Ex: I feel so helpless. If only I could spreak English.
(Tôi cảm thây minh that vo dung. Ước gì tôi có thể nói được tiếng Anh.)
(NOT: only would speak English)
√ Nếu ở dạng phủ định, chúng ta sẽ dùng trợ động từ “didnt” để diễn tả điều không mong nước ở hiện tại.
Ex: I wish the traffic didn’t make so much noise every day.
(Tôi ước gì giao thông hàng ngày không quá ồn ào).
Ex: He wishes he didn’t work in this company at present.
(Anh ta ước rằng hiện tại anh ta không làm việc cho công ty này)
√ Chúng ta cũng có thể dùng thì quá khứ tiếp diễn ở mệnh đề sau “wish/ if only” để diễn tả điều ước mình đang làm một hành động khác trong hiện tại hoặc 1 điều gì đó đang xảy ra, nhưng chú ý “to be” luôn được chia là “were” với tất cả các chủ ngữ.
Ex: I wish it werent raining. (Tôi ước gì trời không mưa).
Ex: I wish I were lying on the beach now. (Tôi ước giờ mình đang nằm trên bãi biển).
Ex: I wish you werent leaving tomorrow. (Tôi ước ngày mai bạn không rời xa tôi).
Dùng để diễn đạt mong ước về một điều đã xảy ra trong quá khứ hoặc diễn đạt sự hối tiếc về một điều đã không xảy ra.
Ex: I wish I hadn’t failed my exam last year. (Giá như năm ngoái tối đa không thi trượt).
→ Trong câu này, ta hiểu rằng thực tế, năm ngoái tôi đã thi trượt và hiện tại tôi ước gì tôi đã không trượt kỳ thi năm ngoái. Đây là điều ước trái với sự thật trong quá khứ nên ta sử dụng câu ước quá khứ, mệnh đề sau “wish/ if only” chia ở thì quá khứ hoàn thành.
Tương tự ta có các ví dụ khác:
Ex: She wishes she had had enough money to buy the house.
(Cô ấy ước gì cô ấy đã có đủ tiền để mua nhà)
Ex: He wishes he had washed the clothes yesterday.
(Anh ấy ước gì hôm qua anh ấy đã giặt quần áo)
Ex: If only I had studied hard last night. (Tôi ước gì tối qua tôi đã học hành chăm chỉ)
√ Chúng ta có thể dùng could + have + P2 để diễn tả mong ước về quá khứ.
Ex: I wish I could have been at your wedding, but I was in New York.
(Tôi ước gì tôi đã có thể dự tiệc cưới của bạn, nhưng lúc đó tôi đang ở New York)
√ Mệnh đề “if only” có thể đứng một mình hoặc là 1 vế trong câu điều kiện.
Ex: If only the Bush government hadn’t spead war in Iraq, million people there wouldn’t have been killed.
(Giá mà chính phủ Bush đã không đẩy mạnh chiến tranh tại Iraq, thì hàng triệu người ở đó đã không bị giết).
√ “Wish” có thể được dùng ở thì quá khứ mà không thay đổi thể giả định.
Ex: He wished he knew her address. (Anh ta ước gì anh ta biết địa chỉ của cô ấy)
= He was sorry he didn’t know her address.
Wish ở tương lai
Công thức:
→ S1 + wish + S2 + would (not) + V-inf
▬ Cách dùng: Dùng để diễn tả mong muốn điều gì đó xảy ra hoặc muốn người nào đó làm điều gì trong tương lai. Người nói đang không bằng lòng với hiện tại. Dùng “wouldn’t” để phàn nàn về việc mà ai đó cứ làm đi làm lại.
Ex: I wish it would stop raining. (Ước gì trời tạnh mưa).
→ Trong câu nói này, người nói đang phàn nàn về trời mưa và muốn trời tạnh mưa.
Ex: He wishes he could do something instead of just sitting and doing nothing.
(Anh ta ước gì anh ta có thể làm việc gì đó thay vì chỉ ngồi một chỗ và chẳng làm gì cả).
Ex: I wish he wouldn’t keep interrupting me.
(Tôi ước gì anh ta đừng có ngắt lời tôi mãi như vậy).
√ “Wish” được chia theo chủ ngữ thứ nhất. Khi mà chủ ngữ thứ nhất và chủ ngữ thứ hai có thể cùng chỉ một đối tượng, nhưng cũng có thể là những đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, chỉ cùng một đối tượng, ta sẽ dùng “Could” thay cho “would”
Ex: I wish I could attend your wedding next week.
(Tôi ước gì tôi có thể dự lễ cưới của bạn vào tuần tới).
√ Ta dùng cấu trúc “I wish… would…” cho những hành động hay sự thay đổi, không phải những tình huống hay hoàn cảnh, và không được dùng để nói về một trạng thái.
Ex: I wish something exciting would happen
= I want something exciting to happen.
(Tôi mong điều gì đó thú vị sẽ xảy ra) [chỉ hành động ở tương lai]
Ex: My life isn’t interesting. I wish my life were more interesting.
(Cuộc sống của tôi thật buồn tẻ. Ước gì cuộc sống của tôi thú vị hơn)
[chỉ trạng thái ở tương lai]
Một số dạng hình thức khác của Wish
Wish somebody something: Chúc ai điều gì. Tuy nhiên, nếu muốn đưa ra một lời mong ước cho người khác bằng cách sử dụng động từ, ta phải dùng động từ “hope” thay vì “wish”.
Ex: I wish you good health. (Tớ chúc cậu sức khỏe tốt)
= I hope you have good health.
Ex: She wished me happy birthday. (Cô ấy đã chúc tôi sinh nhật vui vẻ).
Ex: We wish you good luck in your new job. (Chúng tôi chúc bạn may mắn với công việc mới)
Ta sử dụng cấu trúc “Wish (somebody) to + V-inf” để thể hiện ý muốn một cách lịch sự, xã giao.
Ex: I wish you to become a good teacher. (Tôi chúc bạn trở thành một giáo viên giỏi)
Ex: I wish to speak to your supervisor please. (Tôi muốn nói chuyện với cấp trên của anh)
Ex: I wish to pass the entrance exam. (Tôi ước gì đỗ kỳ thi đầu vào).
→ Trong trường hợp này, chúng ta có thể thay thế “wish” bằng “would like”.
Ex: I would like to speak to Ann = I wish to speak to Ann.
(Tôi muốn nói chuyện với Ann).
Các câu điều ước
1. Câu điều ước loại 1
Trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, để diễn tả sự bực bội, khó chịu trước những gì đang xảy ra ở hiện tại chúng ta thường sử dụng câu điều ước loại 1. Và mong muốn nó có thể thay đổi.
Cấu trúc câu điều ước loại 1: S + wish (that) + S + would/could + V_inf
Ex: I wish he would stop smoking here. (Tôi ước anh ấy ngừng hút thuốc ở đây.)
Ex: I wish it would stop raining hard. (Tôi ước trời có thể tạnh mưa.)
2. Câu điều ước loại 2
Câu điều ước loại 2 có ý nghĩa khá giống với câu điều kiện loại 2: diễn tả ước muốn trái với sự thật đang xảy ra ở hiện tại.
Cấu trúc câu điều ước loại 2: S + wish (that)+ S + V2/ed
Lưu ý:
Trong câu điều ước loại 2, động từ chính chia hiện tại phân từ.
Riêng động từ tobe, mặc định sử dụng “were” cho tất cả các ngôi.
Ex: I wish I knew your dream. (Tôi ước tôi biết ước mơ của bạn.)
Ex: I wish I were rich. (Tôi ước mình giàu.)
3. Câu điều ước loại 3
Tương tự câu điều kiện loại 3, câu điều ước loại 3 cũng diễn tả những ước muốn trái với sự thật trong quá khứ.
Công thức câu điều ước loại 3: S + Wish (that) + S + had + V3/ed
Ex: I wish I hadn’t spent so much money. (Tôi ước tôi đã không sử dung quá nhiều tiền.)
→ Hối hận khi trong quá khứ bản thân đã sử dụng quá nhiều tiền.
Ex: I wish I had seen the film last night. (Tôi ước tôi đã xem bộ phim vào tối qua.)
→ Trường hợp này sử dụng câu điều ước để bày tỏ sự hối hận cho sự bỏ lỡ một bộ phim vào thời gian là tối qua.
Lưu ý: Trong cả 3 cấu trúc câu ước vừa trình bày, bạn có thể sử dụng cấu trúc If only để thay thế. Về mặt ngữ nghĩa chúng ta có thể tạm dịch If only là “giá như, phải chi”. Còn về tính logic, If only được sử dụng thay cho I wish nhằm mục đích nhấn mạnh sắc thái của câu văn và càng không thể thực hiện được.
Ex: If only I had studied hard last night.
(Tôi ước gì tối qua tôi đã học hành chăm chỉ)
Ex: If only I had a car. (Ước gì tôi có một chiếc xe ô tô).
Cách dùng mở rộng của wish
1. Wish dùng chung với would
Wish dùng chung với would tạo thành câu ước với 2 ý nghĩa chính.
1. Dùng để phàn nàn về một thói quen xấu nào đó mà chủ từ cảm thấy khó chịu, bực bội.
Ex: I wish he wouldn’t chew gum all the time.
(Tôi ước anh ấy không nhai kẹo gum trong hầu hết thời gian)
2. Dùng wish đi với would để diễn tả những điều mà chúng ta muốn chúng xảy ra.
Ex: I wish the police would do something about these people.
(Tôi ước cảnh sát sẽ làm gì đó cho những người kia.)
2. Wish và If only
Như đã trình bày ở trên, If only cũng mang nghĩa tương tự như wish và có ý nhấn mạnh hơn. Trong văn nói người ta thường sử dụng if only để làm trọng âm của câu văn.
Ex: If only I had gone home last night. (Tôi ước tôi về nhà vào tối qua.)
Trên đây là tất cả kiến thức liên quan đến cấu trúc wish sử dụng trong tiếng Anh. Để học tiếng Anh hiệu quả, ngoài việc tìm tòi kiến thức trên internet thì bạn cần phải trang bị cho mình những cách học thật sự hiệu quả với một lộ trình học phù hợp nhất. Chúc các bạn may mắn và thành công trên con đường mà mình đã lựa chọn.
Mệnh đề danh từ là một trong những loại mệnh đề sử dụng thường xuyên trong tiếng Anh. Với vẻ bề ngoài là một mệnh đề nhưng đóng vai trò là một danh từ, đây cũng chính là nguồn gốc đặt tên của mệnh đề này. Ở bài học này, https://gialaigiasu.online sẽ giúp bạn rà soát lại toàn bộ các kiến thức của chủ đề ngữ pháp này.
Mệnh đề danh từ là gì?
Mệnh đề danh từ [noun clause] là một mệnh đề phụ có chức năng của một danh từ. Mệnh đề danh từ thường được bắt đầu bằng “that” hoặc các nghi vấn từ: who, whose, what, which, where, when, why, how hoặc whether, if.
Người ta thường sử dụng mệnh đề danh từ cho những câu phức nhằm diễn đạt những ý nghĩa dài dòng, sâu xa nhiều ẩn dụ.
Cấu trúc và cách dùng
Mệnh đề danh từ đóng vai trò như một danh từ nên có những chức năng tương tự, cụ thể như sau:
Đóng vai trò làm chủ ngữ
Làm tân ngữ sau động từ
Tân ngữ sau giới từ
Bổ nghĩa cho chủ ngữ
Bổ nghĩa cho tính từ
1. Làm chủ ngữ
Cấu trúc: Noun Clause + V / to be
E.g. That Tom can’t come is disappointing
= It is disappointing that Tom can’t come
(Tom không đến được khiến mọi người thất vọng).
E.g. What he was talking about was interesting
(Những điều anh ấy nói thật thú vị).
E.g. How the prisoner escaped is a complete mystery.
(Kẻ tù nhân trốn thoát bằng cách nào là một điều hoàn toàn bí ẩn).
2. Làm tân ngữ sau động từ
Cấu trúc: S + V + Noun Clause + …
E.g. I know that you must be tired after a long journey
(Tôi biết rằng bạn chắc hẳn rất mệt sau một chuyến đi dài).
E.g. Please tell me where you live.
(Hãy nói cho tôi biết bạn sống ở đâu).
3. Làm tân ngữ sau giới từ
Cấu trúc: S + V / to be (+ adj)+ preposition + Noun Clause
E.g. We argued for hours about when we should start
(Chúng tôi đã tranh cãi hàng giờ về việc chúng tôi nên khởi hành khi nào).
E.g. Pay careful attention to what I am going to say
(Hãy chú ý những điều tôi sắp nói).
4. Bổ nghĩa cho câu
Cấu trúc: Clause + Noun Clause
E.g. What surprised me was that he spoke English so well
(Điều làm tôi ngạc nhiên là anh ta nói tiếng Anh rất tốt).
E.g. That is not what I want
(Đó không phải là điều tôi muốn).
5. Bổ nghĩa cho tính từ
Cấu trúc: S + to be + adj + Noun Clause + …
E.g. I’m happy that you don’t forget me.
(Tôi hạnh phúc vì bạn không quên tôi).
Mệnh đề đồng cách cho danh từ
E.g. The news that we are having a holiday tomorrow is not true
(Tin ngày mai chúng ta dược nghỉ là không đúng).
E.g. Your statement that you found the money in the street will not be believed
(Lời khai của anh rằng anh đã nhặt được số tiền này trên đường sẽ không làm ai tin được).
Lưu ý: Có thể bỏ từ nối “that” trong mệnh đề “that” khi mệnh đề danh từ làm tân ngữ trong câu. Nhưng không được bỏ “that” khi mệnh đề danh từ làm chủ ngữ.
E.g. We know (that) the world is round.
(Chúng ta biết rằng trái đất hình tròn)
E.g. That she doesn’t understand spoken English is obvious.
(Rõ ràng là cô ấy không hiểu ngôn ngữ nói của tiếng Anh.)
Lưu ý: Trong mệnh đề danh từ, chủ ngữ đứng trước động từ. Không dùng trật tự từ trong câu nghi vấn trong mệnh đề danh từ.
E.g. I couldn’t hear what he said.
(Tôi không thể nghe được điều anh ta nói) [NOT I couldn’t hear what did he say?]
Mệnh đề quan hệ là một chủ điểm ngữ pháp vô cùng quan trọng trong tiếng Anh. Ở bài viết này, https://gialaigiasu.online sẽ giúp bạn hiểu hơn về điểm ngữ pháp này thông qua các cấu trúc, cách sử dụng và hàng loạt các bài tập mẫu có lời giải chi tiết. Cùng đón xem nhé.
Mệnh đề quan hệ là gì?
Mệnh đề quan hệ (Relative clauses) còn được gọi là mệnh đề tính ngữ, là mệnh đồ phu được dùng để bổ nghĩa cho danh từ đứng trước. Mệnh đề quan hệ đứng sau danh từ mà nó bổ nghĩa và được bắt đầu bằng các đại từ quan hệ (who, whom, which, whose, that) hoặc các trạng từ quan hệ (when, where, why).
Ví dụ: I won’t eat in a restaurant whose cooks smoke.
(Tôi sẽ không ăn trong một nhà hàng có đầu bếp hút thuốc.)
Mệnh đề quan hệ với các đại từ
Mệnh đề quan hệ với các đại từ là phần kiến thức chủ đạo và chiếm đa số trong cách sử dụng. Để tìm hiểu mệnh đề quan hệ sử dụng như thế nào, ta cần phải biết cách sử dụng chi tiết của từng đại từ.
Đại từ quan hệ
Cách dùng
Ví dụ
Who
Được dùng làm chủ ngữ hoặc tân ngữ thay thế cho danh từ chỉ người.
The man who is standing over there is my father. (Người đàn ông đứng kia là bố tôi) They are visiting the woman who they met on holiday. (Họ sẽ đến thăm người phụ nữ mà họ đã gặp trong chuyến đi nghỉ)
Whom
Có thể được dùng làm tân ngữ thay thế cho “who”. Nhưng “whom” thường chỉ được dùng trong lối văn trang trọng.
The boy whom we are looking for is Tom’s son (Đứa trẻ mà chúng ta đang tìm là con trai của Tom)
Which
Được dùng làm chủ ngữ hoặc tân ngữ thay cho danh từ chỉ đồ vật, con vật hoặc sự việc.Lưu ý: nếu “which” được dùng để thay thế cho cả sự việc được đề cấp trước đó dưới dạng 1 mệnh đề, thì trước “which” phải có dấu chấm phẩy
This is the story which I like best. (Đây là câu chuyện mà tôi thích nhất) I don’t want to help my mother with housework, which makes her very angry. (Tôi không muốn giúp mẹ tôi làm việc nhà, điều này khiến bà ấy rất tức giận)
That
Được dùng thay cho cả danh từ chỉ người và danh từ chỉ vật. “That” có thể thay thế cho “whom, whom, which” trong mệnh đề quan hệ xác định.
The architect who/that designed this building is very famous. (Kiến trúc sư thiết kế toà nhà này rất nổi tiếng) My father is the person whom/that I admire most. (Cha tôi là người mà tôi ngưỡng mộ nhất)
Whose
Được dùng để chỉ sự sở hữu cho danh từ chỉ người hoặc vật đứng trước. Whose được dùng như từ hạn định đứng trước danh từ thay cho các tính từ sở hữuWhose + noun có thể làm chủ ngữ hoặc tân ngữ trong mệnh đề quan hệ.
The boy whose bicycle you borrowed yesterday is Tom. (Cậu bé mà hôm qua bạn mượn xe tên là Tom) It was a meeting whose purpose I didn’t understand. (Đó là buổi họp mà tôi không hiểu được mục đích của nó)
Lưu ý: Dùng “that” sau tiền tố hỗn hợp (gồm cả người, vật và sự việc), sau các đại từ bất định (nothing, everything, something, anything), sau “all, little, much, none” được dùng như đại từ và sau dạng so sánh nhất. “Which” cũng có thể được dùng làm chủ ngữ sau “something” và “anything” nhưng ít phổ biến hơn.
Ex: We can see farmers and cattle that are going to the field.
(Chúng ta có thể thấy nông dân và gia súc đang trên đường ra đồng)
Ex: We just said anything that came into our head.
(Chúng ta chỉ nói những điều nảy ra trong đầu)
Trong mệnh đề quan hệ xác định, các đại từ làm tân ngữ: “whom, which, that” thường được bỏ, nhất là trong lối văn thân mật.
Ex: The boy (whom/that) we are looking for is Tom. (Đứa trẻ mà chúng tôi đang tìm kiếm là Tom).
Thay vì dùng “whose”, ta có thể dùng “of which” để chỉ sự sở hữu của vật (nhưng “of which” kém trang trọng hơn “whose”).
Ex: He’s written a book whose name I’ve forgotten
= He’s written a book the name of which I’ve forgotten
(Ông ta đã viết một cuốn sách mà tôi không nhớ tên của nó).
So sánh What với Which/That
“What” được dùng trong mệnh đề danh từ (Noun Clause). “What” = “the thing(s) that”.
Ex: Thank you for what (= the things that) you have done (Cám ơn vì những điều bạn đã làm).
Ex: I can lend you $5. It’s all that I have (Tôi có thể cho bạn vay $5. Đó là tất cả những gì tôi có).
Ex: I don’t understand what you mean (Tôi không hiểu bạn có ý gì)
Ex: They give their children everything that they want
(Họ cho con của họ mọi thứ mà chúng muốn).
Ex: What surprised everybody was John’s exam result
(Điều khiến mọi người ngạc nhiên chính là kết quả kỳ thi của John).
Mệnh đề quan hệ với các trạng từ
Các trạng từ “when, where, why” có thể được dùng để giới thiệu mệnh đề quan hệ sau các danh từ chỉ thời gian, nơi chốn và lý do. Dưới đây là cách sử dụng của các trạng từ quan hệ
Trạng từ quan hệ
Cách dùng
Ví dụ
Where
Where = giới từ chỉ nơi chốn (in/on/at…) + whichĐược dùng thay cho danh từ chỉ nơi chốn.
This is the place where the accident happened = This is the place in which the accident happened. (Đây là nơi vụ tai nạn đã xảy ra).
When
When = giới từ chỉ thời gian (in/at/on…) + whichĐược dùng thay cho danh từ chỉ thời gian.
I’ll never forget the day when I met her = I’ll never forget the day on which I met her. (Tôi sẽ không bao giờ quên cái ngày mà tôi gặp cô ấy)
Why
“Why = for which”Được dùng chỉ lý do, thay cho “the reason”
Please tell me the reason why you want to split = Please tell me the reason for which you want to split. (Hãy nói cho em biết lý do vì sao anh muốn chia tay)
Không dùng giới từ trong mệnh đề quan hệ bắt đầu bằng các trạng từ quan hệ “when, where, why”
Ex: The building where he lives is very old (Ngôi nhà anh ta ở thì rất cũ rồi)
[NOT: The building in where he lives is very old]
“Where” có thể được dùng mà không có danh từ chỉ nơi chốn đi trước.
Ex: Put it where we can all see it (Hãy để nó ở nơi mà tất cả chúng ta đều nhìn thấy)
Giới từ trong mệnh đề quan hệ
Trong mệnh đề quan hệ, khi đại từ quan hệ làm tân ngữ của giới từ thì giới từ thường có hai vị trí: Trước các đại từ quan hệ “whom, which” hoặc sau động từ.
√ Trong lối văn trang trọng, giới từ đứng trước cái đại từ quan hệ “whom, which”.
Ex: The man to whom my mother is talking is my form teacher (Người đàn ông mà mẹ tôi đang nói chuyện là giáo viên chủ nhiệm của tôi).
√ Trong lối văn thân mật, giới từ thường đứng sau động từ trong mệnh đề quan hệ.
Ex: Lisa, whom we had been waiting for, finally arrived (Lisa, người mà chúng tôi đang đợi, cũng đã đến).
√ Trong mệnh đề xác định, các đại từ quan hệ làm tân ngữ của giới từ (whom, which, that) thường được bỏ và giới từ luôn được đứng sau động từ..
Ex: That’s the man I was talking about (Đó là người đàn ông mà tôi đang kể).
√ Trong mệnh đề không xác định, các cụm từ chỉ số lượng “all of, most of, neither of, either of, some of, serveral of, both of, none of..” có thể được dùng với “whom, which, whose”.
Ex: I have got three sisters, all of whom got married (Tôi có 3 chị gái, tất cả đều đã kết hôn).
Ex: There are hundreds of snakes in the world, only some of which are poisonous
(Có hàng trăm loại rắn trên thế giới, nhưng chỉ một vài loài trong số chúng có độc).
Ex: The teacher is talking to John, one of whose problems is laziness
(Cô ấy đang nói chuyện với Iohn, một trong số những vấn đề của anh ta là lười biếng).
Ex: I tried on three pairs of shoes. None of the shoes fitted me.
→ I try on three pairs of shoes, none of which fitted me (Tôi thử ba đôi giày, không đôi nào vừa chân tôi cả).
Ex: They asked me a lot of questions. I couldn’t answer most of them.
→ They asked me a lot of questions, most of which I couldn’t answer
(Họ hỏi tôi rất nhiều câu hỏi, hầu hết trong số đó tôi không thể trả lời được).
Ex: Two men, neither of whom I had ever seen before, came into my office
(Hai người đàn ông bước vào văn phòng tôi, tôi chưa gặp ai trong số họ trước đây cả).
Ex: They have got three cars. They rarely use two of them.
→ They have got three cars, two of which they rarely use
(Họ có 3 cái xe ô tô, 2 trong số 3 cái đó thì chẳng mấy khi họ sử dụng).
Ex: She has got a lot of friends, many of whom she was at school with
(Cô ấy có rất nhiều bạn. Cô ấy học cùng trường với rất nhiều người trong số họ).
Lưu ý: Giới từ không được đặt trước “that” và “who”
Ex: The woman who is talking with you is my mom.
(Người phụ nữ đang nói chuyện với bạn là mẹ tôi) [NOT: The Woman with who is talking you is my mom]
Ex: The bus that I’m waiting for is late.
(Chuyến xe buýt mà tôi đang đợi thì đến trễ) [NOT: The bus for that I’m waiting is late]
Với cụm động từ thì giới từ không được dùng trước “whom và which”.
Ex: Did you find the word which/that you were looking up?
(Bạn đã tìm thấy từ mà bạn muốn tra từ điển chưa?) [NOT: Did you find the word up which you were looking?]
Phân loại mệnh đề quan hệ
Có hai loại mệnh đề quan hệ: Mệnh đề quan hệ xác định và mệnh đề quan hệ không xác định.
1. Mệnh đề quan hệ xác định
Mệnh đề quan hệ xác định là mệnh để được dùng để xác định danh từ đứng trước nó, được đặt ngay sau danh từ cần xác định để phân biệt nó với danh từ khác. Mệnh đề xác định là mệnh đề cần thiết cho ý nghĩa của câu, không có nó câu sẽ không đủ nghĩa.
Ex: The girls who work in this shop are my friends.
(Những cô gái mà làm việc trong cửa hàng này đều là bạn của tôi).
Ex: The car which I hired yesterday broke down.
(Cái xe ô tô mà tôi thuê hôm qua đã bị hỏng rồi).
Ex: Do you remember the day when we met each other?
(Bạn có nhớ ngày mà chúng ta gặp nhau không?).
Ex: When I retire, I will come back to live in my hometown where I was born.
(Khi nào về hưu, tôi sẽ về quê nơi tôi sinh ra và sống ở đó).
Ex: Which is the European country whose economy is growing faster and faster?
(Nước nào ở Châu u có nền kinh tế đang ngày càng phát triển nhanh?).
Trong mệnh để xác định, chúng ta có thể bỏ các đại từ quan hệ làm tân ngữ “whom, which, that” và các trạng từ “when, why” nhất là trong lối văn thân mật.
Ex: The girl (whom) I love is a teacher. (Người con gái mà tôi yêu thì là một giáo viên).
Ex: The man (that) I was travelling with speaks English very well.
(Người đàn ông mà tôi đi du lịch cùng thì nói tiếng Anh rất giỏi).
2. Mệnh đề quan hệ không xác định
Mệnh đề quan hệ không xác định là mệnh để cung cấp thêm thông tin về một người, một vật, hoặc một sự việc đã được xác định. Mệnh để không xác định là mình để không nhất thiết phải có trong câu, không có nó câu vẫn đủ nghĩa. Mệnh đề quan hệ không xác định được phân chia ranh giới với mệnh đề chính bằng các dấu phẩy (,) hoặc dấu gạch ngang (-).
Ex: Ha Noi, which is the capital of Viet Nam, is considered a green city
(Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, thì được đánh giá là một thành phố xanh).
Ex: We went to the Riverside Restaurant, where I once had lunch with Mary
(Chúng tôi đã đến nhà hàng Bờ Sông, tôi đã từng ăn trưa ở đây với Mary).
Ex: The story “Gone with the wind”, which I am reading, is extremely interesting
(Cuốn truyện “Cuốn theo chiều gió”, mà tôi đang đọc, thì hay tuyệt)
Ex: This is Mary, whose brother is my best friend
(Đây là Mary, anh trai của cô ấy là bạn thân của tôi).
Ex: Landra, whom you met last night, is my colleague at the university
(Landra, người mà bạn gặp tối qua, thì là đồng nghiệp của tôi ở trường đại học).
Không dùng đại từ quan hệ “that” trong mệnh đề quan hệ không xác định.
Ex: James Watt, who invented the steam engine, was a Scottish scientist
(James Watt, người mà đã phát minh ra động cơ hơi nước, thì là một nhà khoa học người Xcốt-len).
[NOT: James Watt, that invented the steam engine, was a Scottish scientist]
Không thể bỏ các đại từ quan hệ làm tân ngữ (whom, which) và các trạng từ (where, when, why) của mệnh đề quan hệ không xác định.
Ex: We stayed at the Grand Hotel, which Ann recommended to us
(Chúng tôi ở lại khách sạn Grand mà Ann đã giới thiệu).
Trong mệnh đề quan hệ không xác định, “which” có thể được dùng để bổ nghĩa cho cả mệnh đề trước đó.
Ex: It rained all night, which was good for the garden
(Mưa suốt cả đêm qua, việc đó (việc trời mưa suốt cả đêm) thì tốt cho khu vườn).
Rút gọn mệnh đề quan hệ
Một dạng toán tự luận thường gặp nhất trong mệnh đề quan hệ chính là bài tập rút gọn (lược bỏ) các thành phần của mệnh đề, tạo sự ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phần rút gọn này, chúng ta có thể
Điều kiện lược bỏ đại từ quan hệ
Lược bỏ đại từ quan hệ để tạo thành câu rút gọn giúp cho câu văn gọn gàng, dễ diễn đạt ý hơn. Điều kiện để lược bỏ đại từ quan hệ bao gồm:
Đại từ đóng vai trò là tân ngữ
Trước đại từ quan hệ không có dấu phẩy
Không có giới từ (Không lượt bỏ đại từ whose)
Ex: The man who works at Costco lives in Seattle.
→ The man working at Costco lives in Seattle.
(Người đàn ông làm việc tại Costco sống ở Seattle.)
Ex: I gave a book, which was written by Hemingway, to Mary last week.
(Tôi đã đưa một cuốn sách, được viết bởi Hemingway, cho Mary tuần trước.)
Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn có thể rút gọn mệnh đề quan hệ một cách đơn giản nhất.
Dùng cụm phân từ
Dùng cho các mệnh đề chủ động. Mệnh đề quan hệ có thể được rút gọn bằng cụm phân từ (V-ing) khi động từ trong mệnh đề quan hệ ở thì tiếp diễn, động từ trong mệnh đề quan hệ diễn đạt hành động hoặc sự việc có tính thường xuyên, lâu dài, hoặc khi động từ trong mệnh đề quan hệ diễn đạt ước muốn, hy vọng, mong đợi…
Ex: The man who is standing there is my brother.
→ The man standing there is my brother (Người đàn ông mà đứng kia là anh trai tôi).
Ex: The girl who bought this cat is beautiful.
→ The girl buying this cat is beautiful (Cô gái mà đã mua con mèo này thì rất xinh đẹp)
Ex: The students who don’t do their homework will be punished.
→ The students not doing their homework will be punished (Những sinh viên nào không làm bài tập về nhà sẽ bị phạt).
Không có giới từ thì không giảm mệnh đề quan hệ được, chỉ có thể lược bỏ đại từ quan hệ.
Ex: The man whom I am talking about is handsome
→ Không giảm mệnh đề quan hệ được, chỉ có thể lược bỏ đại từ quan hệ “whom”:
The man I am talking about is handsome (Người đàn ông mà tôi đang kể thì rất đẹp trai)
Dùng quá khứ phân từ
Mệnh đề quan hệ có thể được rút gọn bằng quá khứ phân từ (P2) được dùng khi động từ trong mệnh đề quan hệ ở dạng bị động.
Ex: I like books (which were) written by Nguyen Du.
(Tôi thích những quyển sách của Nguyễn Du).
Ex: The boy (who was) injured in the accident was taken to the hospital.
(Cậu bé bi thương trong vụ tai nạn đã được đưa đến bệnh viện)
Dùng cụm danh từ
Ex: Mệnh đề quan hệ không xác định có thể được rút gọn bằng cụm danh từ, dùng khi mệnh để tính từ có dạng “Who / which + be + danh từ / tính từ / cụm danh từ / cụm trạng ngữ”.
Ex: Football, (which is) a popular sport, is very good for health.
(Bóng đá, môn thể thao phổ biến, thì tốt cho sức khỏe)
Ex: Do you like the book (which is) on the table? (Bạn có thích quyển sách trên bàn không?)
Ex: Ha Noi, (which is) the capital of Viet Nam, is beautiful. (Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, thì rất đẹp)
Dùng cụm động từ nguyên mẫu
Mệnh đề quan hệ xác định có thể được rút gọn bằng cụm động từ nguyên mẫu (to + V-inf hoặc for + somebody + to + V-inf). Chúng ta có thể dùng cụm động từ nguyên mẫu trong các trường hợp sau:
1. Sau các từ: “first, second, , last, next, only” và dạng so sánh hơn nhất.
Ex: This is the only student who can solve the problem
= This is the only student to solve the problem.
(Đây là cậu học sinh duy nhất giải quyết được vấn đề)
Khi muốn diễn đạt mục đích hoặc sự cho phép.
Ex: The children need a big yard which they can play in = The children need a big yard to play in.
(Bọn trẻ cần một cái sân rộng để chơi đùa)
Động từ là “have”:
Ex: I have many tasks that I must do = I have many tasks to do.
(Tôi có quá nhiều việc phải làm)
Đầu câu có “here (to be), there (to be)”:
Ex: Here is a form that you must fill in = Here is a form for you to fill in.
(Đây là mẫu đơn để anh điền vào)
Nếu trước đại từ quan hệ có giới từ thì phải cho xuống cuối câu.
Ex: We have a rack which we hang our coat on
(Chúng tôi có một cái giá để treo áo khoác lên) = We have a rack to hang our coat on
Ex: We have a peg on which we can hang our coat
(Chúng tôi có một cái móc để treo áo khoác) = We have a peg to hang our coat on.
Nếu chủ ngữ của hai mệnh đề khác nhau thì thêm cụm từ “for somebody” trước V-inf.
Ex: We have some picture books that children can read
= We have some picture books for children to read
(Chúng tôi có một vài truyện tranh cho những đứa trẻ đọc).
Tuy nhiên, nếu có những đại từ có nghĩa chung chung như: “we, you, everyone..” thì có thể không cần ghi ra
Ex: Studying abroad is the wonderful thing that we must think about.
= Studying abroad is the wonderful thing (for us) to think about.
(Du học nước ngoài là một điều tuyệt vời mà chúng ta cần nghĩ đến)
Bài tập về mệnh đề quan hệ
Câu 1: The boy …………. sat next to you is my friend.
A. who
B. which
C. whom
D. whose
Đại từ QH who dùng để thay thế cho một danh từ đi trước (The boy) mở đầu một MĐQH, nó có chức năng làm chủ ngữ trong MĐQH.
Phương án đúng là phương án A.
Dịch nghĩa: Cậu bé mà ngồi cạnh bạn là bạn của tôi.
Câu 2: We are using books. were printed last year.
A. what
B. who
C. which
D. whose
Đại từ QH which dùng để thay thế cho một danh từ đi trước (books) mở đầu một MĐQH, nó có chức năng làm chủ ngữ trong MĐQH.
Phương án đúng là phương án C.
Dịch nghĩa: Chúng tôi đang dùng những cuốn sách mà được in từ năm ngoái.
Câu 3: The painting…………… Ms. Wallace bought was very expensive.
A. whom
B. whose
C. which
D. where
Đại từ QH which dùng để thay thế cho một danh từ đi trước (The painting) mở đầu một MĐQH, nó có chức năng làm tân ngữ trong MĐQH.
Phương án đúng là phương án C.
Dịch nghĩa: Bức tranh mà cô Wallace đã mua rất đắt.
Câu 4: The homeless people ………….. story appeared in the paper last week have now found a place to live.
A. who
B. whom
C. that
D. whose
Whose dùng để thay thế cho các tính từ sở hữu, sau whose là danh từ Whose + N có chức năng làm chủ ngữ trong MĐQH.
Phương án đúng là phương án D.
Dịch nghĩa: Những người vô gia cư, những người mà câu chuyện của họ đã xuất hiện trên báo tuần trước giờ đã tìm được nơi sinh sống.
Câu 5: ………….. is your favourite sport, swimming or running?
A. What
B. Which
C. Whom
D. Whose
Ta dùng which (cái nào) để hỏi về các lựa chọn (chỉ vật) nằm trong phạm vi, số lượng nhất định, “what” mang nghĩa rộng hơn.
Phương án đúng là phương án B.
Dịch nghĩa: Cái nào là môn thể thao yêu thích của bạn, bơi lội hay chạy?
Câu 6: Were the Wright brothers the ones …………… built the first aeroplane?
A. which
B. whom
C. whose
D. that
Đại từ QH who/that dùng để thay thế cho một danh từ đi trước chỉ người mở đầu một MĐQH, nó có chức năng làm chủ ngữ trong MĐQH.
Phương án đúng là phương án D
Dịch nghĩa: Có phải anh em Wright đã chế tạo ra chiếc máy bay đầu tiên?
Câu 7: I don’t like stories ………….. have unhappy endings.
A. where
B. which
C. they
D. who
Đại từ QH “which” dùng để thay thế cho một danh từ đi trước (stories) mở đầu một MĐQH, nó có chức năng làm chủ ngữ trong MĐQH.
Phương án đúng là phương án B.
Dịch nghĩa: Tôi không thích những câu chuyện mà cái kết không có hậu.
Câu 8: The periodic table contains all the elements, …………… has a particular atomic weight and atomic number.
A. which of each
B. each of which
C. which each
D . each
MĐQH liên hợp: all of/most of/ any of/none of/ neither of/ either of/ some of/ many of/ much of/ (a) few of/ (a) little of/both of/ half of/ each of/ one of two of… + whom/ which (“whom” đối với người, “which” đối với vật) dùng để tiếp tục câu nói.
Phương án đúng là phương án B.
Dịch nghĩa: Bảng tuần hoàn gồm tất cả các nguyên tố, mỗi nguyên tố có một khối lượng nguyên tử và số hiệu nguyên tử riêng biệt.
Câu 9: Ansel Adams was a landscape photographer …… ……… photographs of the estern United States show nature on a grand scale.
A. whose
B. of whom
C. of his
D. his
“Whose” dùng để thay thế cho các tính từ sở hữu, sau “whose” là danh từ, “Whose +N” có chức năng làm chủ ngữ trong MĐQH.
Phương án đúng là phương án A.
Dịch nghĩa: Ansel Adams là một thợ nhiếp ảnh phong cảnh, người có những bức ảnh về miền Tây nước Mỹ thể hiện ra cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Câu 10: Jan didn’t check she had enough petrol before she left, …………… was careless of her.
A. what
B.it
C. that
D. which
“Which” (không dùng “that”) có thể được dùng để thay thế cho 1 mệnh đề.
Phương án đúng là phương án D.
Dịch nghĩa: Jan đã không kiểm tra xem có đủ xăng không trước khi đi, điều này là sự bất cẩn của cô ấy.
Câu 11: This is a town ………….. many people live.
A. in which
B. which
C. at which
D. on which
In which = where
Trạng từ QH “where” được dùng để thay thế cho các trạng từ chỉ nơi chốn, sau “where” luôn là 1 MĐ
Phương án đúng là phương án A.
Dịch nghĩa: Đây là thị trấn nơi mà nhiều người sinh sống.
Câu 12: She, …………… is your sister, lives far away.
A. which
B. who
C. whom
D. she
Đại từ QH “who” dùng để thay thế cho một danh từ đi trước (She) mở đầu một MĐQH, nó có chức năng làm chủ ngữ trong MĐQH.
Phương án đúng là phương án B.
Dịch nghĩa: Cô ấy, người chị của bạn, sống ở một nơi xa.
Câu 13: I see some girls …………… are pretty.
A. whom
B. which
C. who
D. they
Đại từ QH “who” dùng để thay thế cho một danh từ đi trước 4 mở đầu mộ MĐQH, nó có chức năng làm chủ ngữ trong MĐQH.
Phương án đúng là phương án C.
Dịch nghĩa: Tôi thấy vài cô gái xinh đẹp.
Câu 14: Give back the money …………… you took.
A.it
B. who
C. whom
D. which
Đại từ QH “which” dùng để thay thế cho một danh từ đi trước (the money) mở đầu một MĐQH, nó có chức năng làm tân ngữ trong MĐQH.
Phương án đúng là phương án D.
Dịch nghĩa: Hãy trả lại số tiền mà bạn đã lấy.
Câu 15: He was killed by a man ………….. friends we know.
A. whose
B. which
C. whom
D. that
“Whose” dùng để thay thế cho các tính từ sở hữu, sau “whose” là danh từ. “Whose + No có chức năng làm tân ngữ trong MĐQH.
Phương án đúng là phương án A.
Dịch nghĩa: Anh ta bị giết bởi 1 người đàn ông mà chúng tôi có biết bạn bè của hắn.
Câu 16: He spoke to the messengers with ………… you were leaving
A. which
B. whom
C. whose
D. that
Đại từ QH “whom” dùng để thay thế cho một danh từ đi trước (the messengers) mở đầu một MĐQH, nó có chức năng làm tân ngữ trong MĐQH. Với động từ có giới từ đi kèm, giới từ có thể đặt trước “whom”.
Phương án đúng là phương án B.
Dịch nghĩa: Anh ta đã nói chuyện với những người báo tin mà bạn đi cùng.
Câu 17: We captured a town ………….. is in Spain.
A. whom
B. where
C. which
D. it
Đại từ QH “which” dùng để thay thế cho một danh từ đi trước (a town) mở đầu một MĐQH, nó có chức năng làm chủ ngữ trong MĐQH. Không chọn “where” vì sau “where” cần một mệnh đề.
Phương án đúng là phương án C.
Dịch nghĩa: Chúng tôi giành được 1 thành phố ở Tây ban nha.
Câu 18: The farmers …………… we saw were in the field.
A. whose
B. which
C. they
D. whom
Đại từ QH “whom” dùng để thay thế cho một danh từ đi trước (The farmers) mở đầu một MĐQH, nó có chức năng làm tân ngữ trong MĐQH.
Phương án đúng là phương án D.
Dịch nghĩa: Những người nông dân mà chúng tôi thấy đã ở đồng ruộng.
Câu 19: The women …………. I gave the money were glad.
A. to whom
B. to that
C. for whom
D. for that
Đại từ QH “whom” dùng để thay thế cho một danh từ đi trước (The women) mở đầu một MĐQH, nó có chức năng làm tân ngữ trong MĐQH.
Cấu trúc: give st to sb/ give sb st: đưa, tặng ai cái gì. Với động từ có giới từ đi kèm, giới từ có thể đặt trước “whom”.
Phương án đúng là phương án A.
Dịch nghĩa: Người phụ nữ mà tôi đưa tiền cho đã rất vui mừng.
Câu 20: I know a boy …………… name is John.
A. who
B. whose
C. whom
D. that
“Whose” dùng để thay thế cho các tính từ sở hữu, sau “whose” là danh từ. “Whose + No có chức năng làm chủ ngữ trong MĐQH.
Phương án đúng là phương án B.
Dịch nghĩa: Tôi biết cậu bé có tên là John.
Câu 21: The old man …………… you wanted to see was away on holiday yesterday.
A. who
B. whom
C. Ø
D. B&C
Đại từ QH “who” dùng để thay thế cho một danh từ đi trước (The old man) mở đầu một MĐQH, nó có chức năng làm tân ngữ trong MĐQH. Đối với chủ ngữ là người, MĐQH làm tân ngữ dùng “that/who/whom” để kết hợp câu khi từ lặp lại làm tân ngữ trong câu có thể lược bỏ đại từ QH mà không ảnh hưởng đến nghĩa của câu.
Phương án đúng là phương án D.
Dịch nghĩa: Người đàn ông lớn tuổi mà bạn muốn gặp đã đi nghỉ từ hôm qua.
Câu 22: Miss Lien, ………….. sings very well, is my English teacher.
A. who
B. whom
C. whose
D. which
Đại từ QH “who” dùng để thay thế cho một danh từ chỉ người đi trước (Miss Lien) mở đầu một MĐQH, nó có chức năng làm chủ ngữ trong MĐQH.
Phương án đúng là phương án A.
Dịch nghĩa: Cô Liên, người mà hát rất hay, là cô giáo tiếng Anh của tôi.
Câu 23: Where is the cheese …………. was in the fridge?
A. who
B. whom
C. whose
D. which
Đại từ QH “which/that” dùng để thay thế cho một danh từ chỉ vật đi trước (the cheese) mở đầu một MĐQH, nó có chức năng làm chủ ngữ trong MĐQH.
Phương án đúng là phương án D.
Dịch nghĩa: Pho-mát đã để trong tủ lạnh đâu rồi?
Câu 24: We’d like to travel to a city …………… there is a lot of sightseeing.
A. which
B. when
C. where
D. that Trạng từ QH “where” được dùng để thay thế cho các trạng từ chỉ nơi chốn (city), sau “where” luôn là 1 MĐ.
Phương án đúng là phương án C.
Dịch nghĩa: Chúng tôi thích đi đến một thành phố nơi mà có nhiều phong cảnh.
Câu 25: He is the singer about ………. I often tell you.
A. that
B.who
C. whom
D. him
Đại từ QH “whom” dùng để thay thế cho một danh từ đi trước (the singer) mở đầu một MĐQH, nó có chức năng làm tân ngữ trong MĐQH.
Tell sb about sb/st: nói với ai về ai/cái gì.
Đối với người, khi MĐQH làm tân ngữ, những động từ có giới từ đi kèm, giới từ có thể đặt trước “whom”.
Phương án đúng là phương án C.
Dịch nghĩa: Anh ấy là ca sĩ mà tôi thường kể với bạn.
Câu 26: The concert ……….. I listened last weekend was boring.
A. to that
B. to which
C. about which
D. for which
Đại từ QH “which” dùng để thay thế cho một danh từ đi trước (The concert) mở đầu một MĐQH, nó có chức năng làm tân ngữ trong MĐQH.
Listen to st: nghe cái gì
Đối với vật, khi MĐQH làm tân ngữ, những động từ có giới từ đi kèm, giới từ có thể đặt trước “which”.
Phương án đúng là phương án B.
Dịch nghĩa: Buổi hòa nhạc mà chúng tôi nghe cuối tuần trước rất nhàm chán.
Câu 27: That’s the girl to …………… my brother got engaged.
A. which
B. who
C. whom
D. her
Đại từ QH “whom” dùng để thay thế cho một danh từ đi trước (the girl) mở đầu một MĐQH, nó có chức năng làm tân ngữ trong MĐQH.
Get engaged to sb: đính hôn với ai
Đối với người, khi MĐQH làm tân ngữ, những động từ có giới từ đi kèm, giới từ có thể đặt trước “whom”.
Phương án đúng là phương án C.
Dịch nghĩa: Đó là cô gái mà anh tôi đã đính hôn.
Câu 28: I like the village ………. I used to live.
A. in that
B. in where
C. which
D. in which
“In which = where” được dùng để thay thế cho các trạng từ chỉ nơi chốn, sau “where” luôn là 1 MĐ.
Phương án đúng là phương án D.
Dịch nghĩa: Tôi thích ngôi làng nơi mà tôi từng sinh sống.
Câu 29: I don’t know the reason ……….. she hasn’t talked to me recently.
A. on which
B. for which
C. about which
D. no answer is correct
Đại từ QH (for which = why) dùng để thay thế cho một danh từ đi trước (the reason) mở đầu một MĐQH, nó có chức năng làm tân ngữ trong MĐQH.
Cụm “reason (n) for st”: lý do về việc gì.
Đối với vật, khi MĐQH làm tân ngữ, những động từ có giới từ đi kèm, giới từ có thể đặt trước “which”.
Phương án đúng là phương án B.
Dịch nghĩa: Tôi không biết lý do tại sao gần đây cô ấy không nói chuyện với tôi.
Câu 30: The little girl ……….. I borrowed this pen has gone.
A. whom
B. for whom
C. to whom
D. from whom
Đại từ QH “whom” dùng để thay thế cho một danh từ đi trước (The little girl) mở đầu một MĐQH, nó có chức năng làm tân ngữ trong MĐQH.
Borrow st from sh: mượn cái gì của ai.
Đối với người, khi MĐQH làm tân ngữ, những động từ có giới từ đi kèm, giới từ có thể đặt trước “whom”.
Phương án đúng là phương án D.
Dịch nghĩa: Cô bé mà tôi mượn chiếc bút này đã đi rồi.
Câu 31: The speech ……….. We listened last night was informative.
A. to which
B. which to
C. to that
D. that
Đại từ QH “which” dùng để thay thế cho một danh từ đi trước (The speech) mở đầu một MĐQH, nó có chức năng làm tân ngữ trong MĐQH.
Listen to st: nghe cái gì.
Đối với vật, khi MĐQH làm tân ngữ, những động từ có giới từ đi kèm, giới từ có thể đặt trước “which”.
Phương án đúng là phương án A.
Dịch nghĩa: Bài phát biểu mà chúng tôi nghe tối qua cung cấp nhiều thông tin.
Câu 32: Everything …………… he said was true.
A. who
B. whom
C. which
D. that
Ta chỉ dùng “that” trong MĐQH khi đi sau các đại từ bất định, đại từ phủ định, đại từ chỉ số lượng: no one, nobody, nothing, anyone, anything, anybody, someone, something, somebody, all, some, any, little, none.
Phương án đúng là phương án D.
Dịch nghĩa: Mọi thứ anh ấy nói đều đúng.
Câu 33: The boy to ……….. I lent some money is poor.
A. that
B. who
C. whom
D. B and C
Đại từ QH “whom” dùng để thay thế cho một danh từ đi trước (The boy) mở đầu một MĐQH, nó có chức năng làm tấn ngữ trong MĐQH.
Lend st to sb: cho ai mượn cái gì.
Đối với người, khi MĐQH làm tân ngữ, những động từ có giới từ đi kèm, giới từ có thể đặt trước “whom”.
Phương án đúng là phương án C.
Dịch nghĩa: Cậu bé mà tôi cho mượn tiền rất nghèo.
Câu 34: The knife ……….. we cut bread is very sharp.
A. with that
B. which
C. with which
D. that
Đại từ QH “which” dùng để thay thế cho một danh từ đi trước (The knife) mở đầu một MĐQH, nó có chức năng làm tân ngữ trong MĐQH.
Cut st with st: cắt cái gì bằng cái gì.
Đối với vật, khi MĐQH làm tân ngữ, những động từ có giới từ đi kèm, giới từ có thể đặt trước “which”.
Phương án đúng là phương án C.
Dịch nghĩa: Cái dao mà chúng tôi dùng để cắt bánh mì rất sắc.
Câu 35: The authority gathered those villagers …………… they explained the importance of forests.
A. who
B. whom
C. to whom
D. to that
Đại từ QH “whom” dùng để thay thế cho một danh từ đi trước (those villagers) mở đầu một MĐQH, nó có chức năng làm tân ngữ trong MĐQH.
Explain st to sbo: giải thích cái gì cho ai
Đối với người, khi MĐQH làm tân ngữ, những động từ có giới từ đi kèm, giới từ có thể đặt trước “whom”.
Phương án đúng là phương án C.
Dịch nghĩa: Chính quyền tập hợp dân làng, những người mà họ đã giải thích cho về sự quan trọng của rừng.
Câu 36: The company …………… employs five hundred people makes video recorders.
A. who
B. that
C. whom
D. whose
Đại từ QH “that/which” dùng để thay thế cho một danh từ đi trước (The company) mở đầu một MĐQH, nó có chức năng làm chủ ngữ trong MĐQH.
Phương án đúng là phương án B.
Dịch nghĩa: Cái công ty mà thuê 500 người làm về máy ghi hình.
Câu 37: My boss ……………. work takes him to a lot of different countries, has decided he needs an assistant in London.
A. who
B. whom
C. which
D. whose
“Whose” dùng để thay thế cho các tính từ sở hữu, sau “whose” là danh từ “Whose +N” có chức năng làm chủ ngữ trong MĐQH.
Phương án đúng là phương án D.
Dịch nghĩa: Ông chủ của tôi, người mà có công việc khiến anh ta phải đi đến rất nhiều nước, đã quyết định rằng anh ta cần một trợ lý ở Luân Đôn.
Câu 38: Stop him! He’s the man ……………… stole my wallet.
A. who
B. whom
C. which
D. whose
Đại từ QH “who” dùng để thay thế cho một danh từ đi trước (the man) mở đầu một MĐQH, nó có chức năng làm chủ ngữ trong MĐQH.
Phương án đúng là phương án A.
Dịch nghĩa: Ngăn anh ta lại! Anh ta là người đã ăn trộm ví của tôi.
Câu 39: The man ……………. I saw last week said something totally different.
A. which
B. whom
C. that
D. whose
Đại từ QH “whom” dùng để thay thế cho một danh từ đi trước (The man) mở đầu một MĐQH, nó có chức năng làm tân ngữ trong MĐQH.
Phương án đúng là phương án B.
Dịch nghĩa: Người mà tôi nhìn thấy tuần trước đã nói cái gì đó hoàn toàn khác.
Câu 40: The students ………………… for the train are good ones.
A. waited
B. waiting
C. which is waiting
D. to wait
Hiện tại phân từ V-ing thay thế cho chủ ngữ + động từ ở dạng chủ động (waiting = who are waiting).
Phương án đúng là phương án B.
Dịch nghĩa: Những học sinh mà đang đợi tàu là những học sinh tốt.
Qua bài viết trên, mong rằng https://gialaigiasu.online đã giúp các bạn nắm vững kiến thức của điểm ngữ pháp mệnh đề quan hệ. Ngoài ra, đề rèn luyện thêm thì bạn nên tải một số dạng bài tập đính kèm theo file mà chúng tôi đã chuẩn bị. Có bất kì vấn đề gì trong bài viết, bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết này.
Cũng là 1 trong 12 thì quan trọng của tiếng anh, tuy nhiên thì tương lai hoàn thành tiếp diễn ít được nhắc đến trong các bài tập cũng như điểm ngữ pháp quan trọng. Để giữ vững được văn phong trong tiếng anh thì việc sử dụng thuần thục cả 12 thì là điều cần thiết. Bài viết dưới đây, https://gialaigiasu.online sẽ trình bày một số điểm ngữ pháp của thì The Future Perfect Progressive Tense và một số bài tập vận dụng giúp bạn nắm vững kiến thức trong thời gian ngắn nhất. Cùng theo dõi nhé.
Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn là gì?
Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn giúp diển tả các hành động đã đang xảy ra cho tới 1 thời điểm trong tương lai. Thì này có tên theo tiếng anh là The Future Perfect Progressive Tense. Ngoài ra, thì này còn mô tả đến bạn các hành động tiếp tục cho đến một thời điểm trong tương lai bao gồm: will + have + been + the verb’s present participle (verb root + -ing). Đây là cấu trúc đơn giản nhất. Để hiểu sâu hơn thì bạn có thể tiếp tục theo dõi phần sau nhé.
Cấu trúc thì tương lai hoàn thành tiếp diễn
Ở phần cấu trúc này, chúng tôi sẽ trình bày qua 3 thể loại câu gồm: Khẳng định, phủ định, nghi vấn. Từ đó rút ra được công thức tổng quát và một vài ví dụ giúp bạn đọc dễ dàng hình dung và áp dụng một cách chính xác hơn.
1. Câu khẳng định
Cấu trúc
Subject + will/shall + have been + verb-ing.
Ex: By this November, we’ll have been living in this house for 10 years.
(Tính đến tháng 10 năm nay, chúng tôi đã sống trong căn nhà này được 10 năm)
2. Câu phủ định
Cấu trúc
Subject + won't/shan't + have been + verb-ing.
3. Câu nghi vấn
Cấu trúc
Will/Shall + subject + have been + verb-ing?
→ Yes, S + will / shall
→ No, S + will / shall + not
Cách dùng thì tương lai hoàn thành tiếp diễn
Thì tương lại hoàn thành tiếp diễn được dùng để diễn tả một hành động xảy ra và kéo dài liên tục đến một thời điểm nào đó trong tương lai. Khi chúng ta mô tả một hành động của thì tương lai hoàn thành tiếp diễn, chúng ta đang phóng mình về phía trước và có thời gian để nhìn lại các hoạt động đó một cách tổng quát nhất. Các hành động sẽ bắt đầu đôi khi trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai như điều chắc chắn rằng nó sẽ vẫn tiếp tục trong tương lai.
1. Dùng để diễn tả tính liên tục
Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn dùng để diễn tả một hành động xảy ra và kéo dài liên tục đến một thời điểm nào đó trong tương lai.
Ex: I will have been studying English for 10 year by the end of next month
(Tôi sẽ học tiếng Anh được 10 năm tính đến thời điểm cuối tháng sau)
Ex: By April 28th, I will have been working for this company for 19 years
(Đến ngày 28 tháng Tư, tôi sẽ làm việc cho công ty này được 19 năm rồi)
2. Dùng để nhấn mạnh
Dùng để nhấn mạnh tính liên tục của hành động so với một hành động khác trong tương lai.
Ex: When I get my degree, I will have been studying at Cambridge for four years.
(Tính đến khi tôi lấy bằng thì tôi sẽ học ở Cambridge được 4 năm.)
Ex: They will have been talking with each other for an hour by the time I get home.
(Đến lúc tôi về đến nhà thì họ sẽ nói chuyện với nhau được một giờ rồi.)
Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo qua một số ví dụ sau về sử dụng thì tương lai hoàn thành tiếp diễn:
Ex: In November, I will have been working at my company for three years.
(Vào tháng 11, tôi đã làm việc tại công ty của mình được ba năm)
Ex: At five o’clock, I will have been waiting for thirty minutes.
( Vào lúc năm giờ, tôi sẽ đợi ba mươi phút).
Ex: When I turn thirty, I will have been playing piano for twenty-one years.
(Khi tôi tròn ba mươi tuổi, tôi sẽ chơi piano trong hai mươi mốt năm.)
Ex: We’ll have been studying for an hour when he comes.
(Vào lúc anh ấy đến, chúng ta sẽ học được một giờ rồi)
Ex: On April 12, 2008 we shall have been living in this house exactly ten years.
(Vào ngày 12 tháng 4 năm 2008, chúng tôi sẽ ở căn nhà này đúng mười năm)
Ex: She will have been living in Ireland for ten years at that point.
(Cô ấy sẽ sống ở Ireland trong mười năm tại thời điểm đó.)
Ex: If it’s midnight, he will have been sleeping for four hours by then.
(Nếu là nửa đêm, anh sẽ ngủ bốn tiếng sau đó.)
Ex: We will have been studying at this glorious university for three years.
(Chúng tôi sẽ học tại trường đại học vinh quang này trong ba năm.)
Ex: When our parents get married, I will have been singing professionally for over a year.
(Khi bố mẹ chúng tôi kết hôn, tôi sẽ hát chuyên nghiệp được hơn một năm.)
Ex: By our 40th wedding anniversary, this plant will have been growing for 35 years.
(Vào kỷ niệm 40 năm ngày cưới của chúng tôi, nhà máy này sẽ phát triển trong 35 năm.)
Cách sử dụng thì tương lai hoàn thành tiếp diễn [Mở rộng]
1. Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn dùng để diễn tả một hành động xảy ra và kéo dài liên tục đến một thời điểm nào đó trong tương lai, và nhằm nhấn mạnh vào thời gian diễn ra hành động. Cũng giống như thì tương lai hoàn thành, nó được dùng với một thành ngữ chỉ thời gian.
Ex: By the end of this year, he’ll have been acting for thirty years.
(Cuối năm nay ông ấy sẽ làm diễn viên được khoảng 30 năm)
2. Mối quan hệ giữa thì tương lai hoàn thành tiếp diễn với thì tương lai hoàn thành cũng giống thư thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn với thì hiện tại hoàn thành nghĩa là thì tương lai hoàn thành tiếp diễn có thể được dùng thay cho thì tương lai hoàn thành để diễn tả hành động tiếp diễn liên tục hoặc hành động được diễn tả như một hành động liên tục.
Ex: By the end of the month he will have been working here for 10 years.
(Đến cuối tháng này anh ta đã làm việc ở đây được 10 năm)
Ex: By the end of the month he will have been training horses for 20 years.
(Đến cuối tháng này ông ta đã huấn luyện ngựa được 20 năm)
3. Nhưng nếu ta đề cập đến số lượng ngựa hoặc chia hành động này ra theo bất cứ phương diện nào, ta phải dùng thì tương lai hoàn thành.
Ex: By the end of the month he will have trained 600 horses. (Đến cuối tháng này ông ta sẽ huấn luyện được 600 con ngựa)
4. Các động từ không chia được ở dạng tiếp diễn, thì cũng không được sử dụng trong thì tương lai hoàn thành tiếp diễn. Xêm thêm các động từ không có hình thức tiếp diễn.
Động từ không sử dụng với thì tương lai hoàn thành tiếp diễn
Hãy nhớ rằng các động từ như to be, to seem hoặc to know là không phù hợp với thì tương lai hoàn thành tiếp diễn. Thay vào đó, những động từ này mang thì tương lai hoàn thành, được hình thành với will + have + past participle. Ví dụ như sau:
Incorrect → On Thursday, I will have been knowing you for a week.
Correct → On Thursday, I will have known you for a week.
Incorrect → I will have been reading forty-five books by Christmas.
Correct → I will have read forty-five books by Christmas.
Dấu hiệu nhận biết
Ngoài vào việc dựa vào ngữ nghĩa từ phần cách dùng mà chúng tôi đã nêu ra ở mục trên thì bạn có thể tham khảo qua một số dấu hiệu nhận biết quan trọng của The Future Perfect Progressive Tense như sau:
by then: tính đến lúc đó
by this October,…: tính đến tháng 10 năm nay
by the end of this week/month/year: tính đến cuối tuần này/tháng này/năm nay
by the time + 1 mệnh đề ở thì hiện tại đơn
Bài tập vận dùng
Chia động từ trong ngoặc
1. Your sister…………… (get) pregnant for 7 months?
2. My grandfather ……………(write) this novel for 2 months by the end of this month.
3. She ……………(work) for this company for 5 years by the end of this year.
4. I ……………(do) my homework for 2 hours by the time my father gets home from work.
5. My mother ……………(cook) dinner for 3 hours by the time our guests arrive at my house
Đáp án
1. will your sister have been getting
2. will have been writing
3. will have been working
4. will have been doing
5. will have been cooking
Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về thì tương lai hoàn thành tiếp diễn mà https://gialaigiasu.online muốn gửi đến bạn. Để nhanh nắm vững cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh nhanh nhất, bạn có thể viết lại các bài học của https://gialaigiasu.online từ đó làm bài tập một cách thường xuyên, khoa học thì sau đó kiến thức sẽ được đọng lại lâu hơn và chính xác hơn.
Thì tương lai hoàn thành là một trong 12 thì quan trọng của tiếng anh hiện đại. Để nắm vững kiến thức, ở bài viết này https://gialaigiasu.online sẽ giúp bạn đọc hệ thống lại toàn bộ kiến thức từ cấu trúc ngữ pháp, dấu hiệu nhận biết, cách sử dụng và bài tập có lời giải chi tiết.
Thì tương lai hoàn thành là gì?
Thì tương lai hoàn thành là thì mà chỉ ra rằng một hành động sẽ được hoàn thành tại một thời điểm nào đó trong tương lai. Thì này được hình thành với “will” + “have” + phân từ quá khứ của động từ (có thể là dạng thường xuyên hoặc không đều trong hình thức). Chẳng hạn như ví dụ: I will have spent all my money by this time next year.
Cấu trúc thì tương lai hoàn thành
1. Câu khẳng định
Cấu trúc:
S + will / shall + have + V3 / Ved
2. Câu phủ định
Cấu trúc
S + won't / shan't + have + V3 / Ved
3. Câu nghi vấn
Cấu trúc
Will / Shall + S + have + V3 / Ved
4. Ví dụ
Ex: They will have built that house by July next year
(Tháng Bảy năm tới họ sẽ xây xong ngôi nhà đó)
Ex: By this time next year, I won’t have finished the course yet.
(Vào giờ này sang năm, tôi vẫn chưa hoàn thành xong khóa học)
Ex: What will you have written when you come back? (Bạn sẽ phải viết cái gì khi bạn trở về?)
Cách dùng thì tương lai hoàn thành
Thì tương lai hoàn thành được dùng để diễn tả:
1. Hành động sẽ được hoàn tất trước một thời điểm hoặc trước một hành động khác trong tương lai.
Ex: I shall have written the letter by 10 o’clock.
(Tôi sẽ viết xong lá thư trước 10 giờ)
Ex: I shall have spent all my money by the end of the month.
(Tôi sẽ tiến hết số tiền trước cuối tháng này)
√ Cách dùng này thường được dùng với các cụm trạng từ chỉ thời gian này đầu bằng by: by then, by that time, by the end of next month, by the 24th, by next June,…
2. Hành động xảy ra và kéo dài cho đến một thời điểm trong tương lai.
Ex: When I leave the school next week, I shall have taught this class for ten
(Khi tôi rời trường này tuần tới, tôi đã dạy ở lớp này được 10 năm rồi)
Ex: On December 18h we shall have beenmarried for 25 years.
(Vào ngày 18 tháng 12 tới chúng tôi đã cưới nhau được 25 năm rồi)
→ Cách dùng này bắt buộc phải kết hợp với một trạng từ chỉ thời gian (thường dùng với for)
Chú ý: Thì Hiện Tại Hoàn Thành phải thay thế thì Tiền Tương Lai (nghĩa là bỏ shall / will) trong các mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian:
Ex: I will repair your bicycle when I have finished this job.
(Tôi sẽ sửa xe đạp cho anh khi tôi đã làm xong việc này)
Ex: I will come with you, but wait until I have written this letter.
(Tôi sẽ đến với bạn, nhưng hãy chờ tới khi tôi viết xong lá thư này)
Không nói: When I shall have finished/ I shall have written…
Cách sử dụng thì tương lai hoàn thành [Mở rộng]
1. Thì tương lai hoàn thành được dùng để diễn tả hành động sẽ được hoàn tất trước một thời điểm hoặc trước một hành động trong tương lai.
Nó thường được dùng với thành ngữ thời gian với bộ đi đầu: by then, by this time (trước lúc đó), by the 24th (trước ngày 24), by the time + Mệnh đề ở hiện tại chỉ tương lai…
By the time he comes here, I have finished my work.
(Vào lúc anh ấy đến, tôi sẽ hoàn thành xong công việc)
By the end of next month, he will have been here for ten years.
(Vào cuối tháng tới nó đã ở đây được 10 năm)
2. Thì tương lai hoàn thành dùng để diễn tả hành động xảy ra và kéo dài đến một thời điểm trong tương lai.
By the end of this month, they will have lived here for 4 years.
(Đến cuối tháng này, họ sẽ sống ở đây được 4 năm rồi)
She will have learned English for 6 months when the course finishes this week.
(Khi khóa học kết thúc vào tuần này, cô ta sẽ học tiếng Anh được 6 tháng)
3. Thì tương lai hoàn thành không được dùng trong các mệnh đề trạng ngữ chỉ 1 thời gian thường được bắt đầu bằng những từ chỉ thời gian như: when, while, before, after, by the time, as soon as, if, unless...”, thì hiện tại hoàn thành được dùng để thay thế.
I will go with you when I have finished my homework.
(Tôi sẽ đi với bạn khi tôi đã hoàn thành xong bài tập về nhà)
{NOTI will go with you when I will have finished my homework}
Dấu hiệu nhận biết thì tương lai hoàn thành
Bài tập thì tương lai hoàn thành
Câu 1: By Christmas, I …………….for Mr. Smith for six years.
A. shall have been working
B. shaii work
C. have been working
D. shall be working
Cấu trúc: By + thì hiện tại đơn hoặc một mốc thời gian tương lai, chia thì tương lai hoàn thành hoặc tương lai hoàn thành tiếp diễn. Phương án đúng là phương án A.
Dịch nghĩa: Đến giáng sinh, tôi sẽ (vẫn đang) làm việc cho ông Smith được 6 năm.
Câu 2: You arrived two days ago. You are going to leave next Sunday. By the time you leave, you ……….. nine days here.
A. spend
B. have spent
C. are spending
D. will have spent
Cấu trúc: By the time + hiện tại đơn, tương lai hoàn thành. Phương án đúng là phương án D.
Dịch nghĩa: Bạn đã đến 2 ngày trước. Bạn sẽ rời đi vào chủ nhật tới. Lúc bạn rời đi thì bạn sẽ ở đây được 9 ngày.
Câu 3: By the end of next year, George ……………English for two years.
A. will have learned
B. will learn
C. has learned
D. would learn
Cấu trúc: By + hiện tại đơn hoặc mốc thời gian trong tương lai, tương lai hoàn thành. Phương án đúng là phương án A.
Dịch nghĩa: Khoảng cuối năm tới, George sẽ học tiếng Anh được hai năm.
Qua bài viết trên, mong rằng bạn đọc đã nắm vững được kiến thức của thì tương lai hoàn thành. Có bất kì thắc mắc gì về các bài tập cũng như lượng kiến thức mà https://gialaigiasu.online đề ra, bạn có thể bình luận xuống dưới bài viết này nhé.
Thì tương laitiếp diễn hay còn có tên tiếng anhlà một trong 12 thì quan trọng mà khi học tiếng Anh chúng ta cần phải nắm vững. Được sử dụng khá nhiều trong học tập, giao tiếp cũng như trong công việc. Bài viết này, https://gialaigiasu.online sẽ giúp bạn hiểu hơn về những kiến thức và cách áp dụng của thì này.
Thì tương lai tiếp diễn là gì?
Thì tương lai tiếp diễn (The future continuous tense) là một thì giúp chỉ ra rằng một cái gì đó sẽ xảy ra trong tương lai và tiếp tục trong một khoảng thời gian dự kiến. Nó được hình thành bằng cách sử dụng cấu trúc will + be + phân từ hiện tại (động từ gốc + -ing). Để hiểu hơn về thì này thì người học cần phải nắm vững cấu trúc ngữ pháp, dấu hiệu nhận biết và một số dạng bài tập cơ bản.
Sử dụng thuần thục được một thì nào đó thì điều đầu tiên và quan trọng nhất, chúng ta cần phải nắm rõ ngữ cảnh sử dụng cũng như một số dấu hiệu nhận biết. Để hiểu hơn về thì này, chúng tôi phân chia thành các trường hợp sau đây:
1. Diễn tả hành động đang xảy ra tại một thời điểm hoặc trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó ở tương lai
Ex: We’ll be waiting for you at 9 o’clock tomorrow.
(Chúng tôi sẽ đợi anh lúc 9 giờ sáng mai)
Ex: At this time next year I’II be working in Japan.
(Vào thời gian này năm tới , tôi đang làm việc ở Nhật)
2. Hành động tương lai đang xảy ra thì một hành động khác xảy đến
Ex: The band will be playing when the President enters.
(Ban nhạc (sẽ) đang chơi khi Tổng thống bước vào)
Ex: When Tom gets home, I’II be sleeping.
(Khi Tom về nhà, tôi (sẽ) đang ngủ)
3. Hành động sẽ xảy ra và kéo dài liên tục trong một quãng thời gian ở tương lai
Ex: I shall be swimming all day long tomorrow.
(Tôi sẽ đi bơi suốt cả ngày mai)
4. Hành động sẽ xảy ra trong quá trình diễn biến các sự kiện vì nó là một phần trong kế hoạch hoặc một phần trong thời gian biểu
Ex: The party will be starting at ten o’clock.
(Buổi tiệc sẽ bắt đầu lúc 10 giờ)
Ex: I’Il be seeing Sally this evening.
(Tối nay tôi sẽ gặp Sally)
5. Thì tương lai tiếp diễn cũng có thể được dùng để hỏi một cách lịch sự về kế hoạch của một người nào đó
Ex: Will you be working this weekend?
(Cuối tuần này bạn có đi làm không?)
Ex: Will your family be staying at home this Easter?
1. Thì tương lại tiếp diễn diễn tả hành động tương lai đang xảy ra thì một hành động khác xảy đến.
Ex: The band will be playing when the President enters.
(Ban nhạc sẽ đang chơi khi Tổng thống bước vào)
Ex: When Tom gets home, I’ll be sleeping (Khi Tom về nhà, tôi sẽ đang ngủ)
2. Diễn tả hành động sẽ xảy ra và kéo dài liên tục trong một quãng thời gian ở tương lai.
Ex: My parents are going to London, so I’ll be staying with my grandpa for the next two weeks.
(Bố mẹ tôi sẽ đi Luân Đôn, do vậy tôi sẽ ở với ông trong vòng 2 tuần tới)
Ex: Andrew can’t go to the party. He’ll be working all day tomorrow.
(Andrew không thể đến dự tiệc. Ngày mai anh ấy sẽ phải làm việc suốt cả ngày)
3. Diễn tả hành động sẽ xảy ra như một phần trong kế hoạch hoặc một phần trong thời gian biểu.
Ex: The party will be starting at 10 o’clock. (Buổi tiệc sẽ bắt đầu lúc 10 giờ)
Ex: What time will your friends be arriving tomorrow?
(Ngày mai các bạn anh sẽ đến lúc mấy giờ?)
→ Trong các câu này, “will be + V-ing” có nghĩa tương tự với thì hiện tại tiếp diễn dùng cho tương lai.
4. Thì tương lại tiếp diễn cũng có thể được dùng để hỏi một cách lịch sự về kế hoạch của một người nào đó.
Ex: Will you be working this weekend? (Cuối tuần này bạn có đi làm không?)
Ex: Will your family be staying at home this Easter. (Lễ Phục sinh này gia đình bạn có ở nhà không?)
5. Thì tương lai tiếp diễn được dùng để diễn tả tương lai không có ý định.
Ex: I will be helping Mary tomorrow. (Ngày mai tôi sẽ giúp Mary)
Trong câu này không có ý nói rằng người nói đã sắp xếp để giúp Mary hoặc anh ta có ý muốn giúp Mary. Nó chỉ nói lên rằng hành động này sẽ xảy ra.
So sánh thì tương lai tiếp diễn và thì hiện tại tiếp diễn
1. Thì tương lại tiếp diễn đôi khi giống với thì hiện tại tiếp diễn, nhưng khác ở các điểm sau: Thì hiện tại tiếp diễn ám chỉ một hành động có chủ ý trong tương lai. Thì tương lại tiếp diễn thường ám chỉ một hành động sẽ xảy ra theo xu hướng thông thường của sự việc. Do đó nó ít xác định hơn và có tính tình cờ hơn thì hiện tại tiếp
Ex: I’m seeing Tom tomorrow. (Tôi định ngày mai gặp Tom)
Ex: I’ll be seeing Tom tomorrow. (Ngày mai tôi sẽ gặp Tom)
→ Câu đầu tiên ám chỉ Tom hoặc người nói đã có chủ ý gặp nhau, còn câu thứ hay ám chỉ rằng người nói sẽ gặp nhau như lệ thường (có lẽ họ làm việc chung với nhau). Tuy nhiên điều khác nhau này không phải luôn luôn quan trọng lắm, và ta rất thường có thể dùng một trong hai, ta có thể nói:
Ex: He’ll be taking his exam next week.
Hoặc: He’s taking his exam next week.
(Tuần tới anh ta sẽ thi)
Ex: He won’t be coming to the party.
Hoặc: He is not coming to the party. (Anh ta sẽ không dự bữa tiệc)
2. Thì hiện tại tiếp diễn chỉ có thể được dùng với một thời gian xác định và cho tương lai gần, trong khi thì tương lai tiếp diễn có thể được dùng có hoặc không có thời gian xác định và cho tương lai gần hoặc xa.
Ta có thể nói:
Ex: I am meeting him tomorrow. (Tôi định ngày mai gặp anh ta)
Nhưng: I will be meeting him (tomorrow / next year / some time).
(Tôi sẽ gặp anh ta vào ngày mai / năm tới / lúc nào đó)
So sánh thì tương lai tiếp diễn với thì tương lai đơn
1. Cả thì tương lại tiếp diễn và tương lai đơn đều dùng để diễn tả hành động sẽ xảy ra trong tương lai và không có kế hoạch từ trước. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa thì tương lai đơn với thì tương lai tiếp diễn gần giống như sự khác nhau giữa thì tương lai đơn với thì hiện tại tiếp diễn.
2. Tương lai đơn diễn tả tương lai với ý định. Thì tương lai tiếp diễn diễn tả tương lai không có ý định.
Ex: I will write to Mr. Pitt and I’ll tell him about Tom’s new house.
(Tôi sẽ viết thư cho ông Pitt và kể cho ông ấy nghe về ngôi nhà mới của Tom)
Ex: I’ll be writing to Mr. Pitt and I’ll tell him about Tom’s new house.
(Tôi sẽ viết thu cho ông Pitt và tối sẽ kể với ông ấy về ngôi nhà mới của Tom)
Dấu hiệu nhận biết thì tương lai tiếp diễn
Trạng từ chỉ thời gian là một trong những dấu hiệu nhận biết tốt nhất. Thì tương lai tiếp diễn thường đi với các giới từ như sau:
At this time/ at this moment + thời gian trong tương lai: Vào thời điểm này ….
At + giờ cụ thể + thời gian trong tương lai: vào lúc …..
Ex: At this time tomorrow I will be going shopping in Singapore.
(Vào thời điểm này ngày mai, tôi sẽ đang đi mua sắm ở Singapore.)
Ex: At 10 a.m tomorrow my mother will be cooking lunch.
(Vào 10h sáng ngày mai mẹ tôi sẽ đang nấu bữa trưa.)
Những cách diễn tả tương lai khác nhau
Tiếng Anh ngắn gọn dễ hiểu. Cũng chính vì thế mà nó gây khá nhiều khó khắn cho người Việt trong quá trình học ngôn ngữ mới này. Một cách diễn tả tương lai thì có thể sử dụng nhiều cách khác nhau như trong bảng sau:
1. Simple Present 2. Present Continuous 3. Simple Future 4. Future Continuous 5. Be going to 6. Be to 7. Be about to 8. Be on the point of 9. Be on the verge of
I leave next week I am leaving next week I’ll leave next week I’ll be leaving next week I’m going to leave next week I’m to leave next week I’m about to leave next week I’m on the point of leaving next week I’m on the verge of leaving next week
Bài tập thì tương lai tiếp diễn
Câu 1: They ………….. table tennis when their father comes back home.
A. will play
B. will be playing
C. play
D. would play
Một hành động đang xảy ra trong tương lai thì một hành động khác xen vào. Hành động đang xảy ra chia thì tương lai tiếp diễn, hành động xen vào chia thì hiện tại đơn. Phương án đúng là phương án B.
Dịch nghĩa: Họ sẽ đang chơi tennis khi cha họ trở về nhà. Chú ý: Không chọn A vì như vậy nghĩa là họ đợi cha về mới bắt đầu chơi.
Câu 2: I’m going on holiday on Saturday. This time next week I…………………….. on a beach in the sea.
A. will lie
B. am lying
C. will be lying
D. should be lying
Dùng thì tương lai tiếp diễn để nói một hành động đang xảy ra tại một thời điểm cụ thể trong tương lai. Dấu hiệu nhận biết: “this time next week”. Phương án đúng là phương án C.
Dịch nghĩa: Tôi sẽ đi nghỉ mát vào thứ bảy tới. Giờ này tuần sau tôi (sẽ) đang nằm ở bãi biển.
Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong thì tương lai tiếp diễn một cách cụ thể nhất. Các bài tập mà chúng tôi trình bày mong rằng sẽ giúp bạn cũng cố lại kiến thức và nắm vững hơn. Bạn đọc có câu hỏi hay thắc mắc gì về bài viết này vui lòng để lại bình luận dưới bài viết này nhé.
Thì tương lai đơn là một trong những thì khá phổ biến trong 12 thì tiếng anh hiện đại. Để giúp các bạn nắm chắc kiến thức của thì này, ở bài viết dưới đây https://gialaigiasu.online sẽ trình bày thông qua các chủ đề về công thức cấu trúc, dấu hiệu nhận biết, cách dùng và một số bài tập liên quan đến thì tương lai đơn.
Thì tương lai đơn là gì?
Thì tương lai đơn (The Future Simple Tense) là một trong 12 thì tiếng anh quan trọng, được sử dụng để diễn tả một hành động sẽ xảy ra hoặc xảy ra trong tương lai. Nó còn được sử dụng để mô tả một hành động sẽ xảy ra trong tương lai gần hoặc xa sau khi được người nói nói về nó.
Cấu trúc thì tương lai đơn
1. Câu khẳng định
Cấu trúc:
S + will / shall + Vo + ...
Lưu ý:
will / shall → ‘II
I / We + will / shall
You / He / She / It / They + will
Ex: I’ll be on holiday in August.
(Tôi sẽ đi nghỉ vào tháng Tám)
2. Câu phủ định
Cấu trúc:
S + will / shall + not+ Vo + ...
Lưu ý
will not → won’t
shall not → shan’t
Ex: We won’t/ shan’t have time for a meal.
(Chúng ta sẽ không có thời gian để ăn)
3. Câu nghi vấn
Cấu trúc:
Will / Shall + S + Vo + ... +?
Ex: Will you be at home this evening?
(Chiều nay anh sẽ về nhà chứ?)
Cách dùng thì tương lai đơn
Thì tương lai đơn thường được dùng để:
1. Diễn tả một hành động sẽ xảy ra trong tương lai, hoặc một hành động sẽ xảy ra trong một quãng thời gian dài ở tương lai.
Ex:Will he be here on time? (Anh ấy sẽ đến đây đúng giờ chứ?)
→ Yes, he‘ll be here by five o’clock. (Vâng, anh ấy sẽ đến trước 5 giờ)
Ex: I‘IItelephone you tomorrow.
(Tôi sẽ gọi điện cho anh ngày mai)
2. Diễn đạt ý kiến, sự chắc chắn, sự dự đoán của người nói về một điều gì đó trong tương lai.
Ex: Im sure he will come back soon.
(Tôi chắc là lát nữa anh ấy sẽ về)
Ex: Tom won’t pass the examination. He hasn’t worked hard enough for it.
(Tom sẽ không thi đấu. Anh ấy đã không học hành chăm chỉ để đậu)
Ex: I don’t think the exam will be difficult. (Tôi nghĩ là bài thi sẽ không khó)
3. Đưa ra một lời hứa, lời đe dọa.
Ex: I’II call you tomorrow
(Ngày mai tôi sẽ gọi điện cho anh) → lời hứa (promise)
Ex: I‘II hit you if you do that again.
(Nếu con còn làm thế, mẹ sẽ đánh đòn) → lời đe dọa (threat)
4. Đưa ra quyết định ngay tức khắc, khi ta quyết định hoặc đồng ý gì đó ngay lúc đang nói.
√ Will không được dùng để diễn đạt quyết định sẵn có hoặc dự định
Ex: There’s a postbox over there. I‘ll post these letter.
(Ở kia có thùng thư. Tôi sẽ gửi những lá thư này)
5. Đưa ra lời yêu cầu, lời đề nghị và lời mời.
Ex:Will you open the door?
(Anh đóng cửa giúp tôi được không?) → lời yêu cầu (request)
Ex: I’ll peel the potatoes.
(Tôi gọt vỏ khoai tây nhé) → Lời đề nghị (offer)
Ex:Will you come to lunch?
(Anh đến dùng cơm trưa nhé) → Lời mời (invitation)
Cách sử dụng thì tương lai đơn [Mở rộng]
1. Thì tương lai đơn được dùng để diễn tả một hành động sẽ xảy ra trong tương lai hoặc một hành động sẽ xảy ra trong một quãng thời gian dài ở tương lai.
Thường dùng với các trạng từ chỉ tương lai: tomorrow, next (Week, month, year, summer, Sunday…), in+một quãng thời gian (in two years, in 2020…), Someday (một ngày nào đó), soon (chẳng bao lâu nữa)…
Ex: I will meet him tomorrow. (Tôi sẽ gặp anh ta vào ngày mai)
Ex: I shall be 26 next week. (Tôi sẽ tròn 26 tuổi vào tuần tới)
2. Dùng để đưa ra quyết định tức thì khi ta quyết định hoặc đồng ý làm điều gì đó ngay lúc đang nói. (Thì tương lai gần được dùng để diễn đạt quyết định sẵn có hoặc dự định)
Ex: This exercise is too difficult for me to solve – OK, I’ll guide you how to do it.
(Bài toán này quá khó nên tôi không thể giải được – Được, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm)
3. Để diễn tả ý kiến, ý giả định, ước đoán của người nói về tương lai. Những ý nghĩa này có thể được trình bày bởi các động từ như assume (cho là), be afraid (e ngại), be/feel, sure (tin chắc), believe (tin), doubt (nghi ngờ), expect (mong chờ), hope (hi vọng), know (biết), suppose (giả sử), think (nghĩ), wonder (tự hỏi).
Ex: I hope that you’ll get good marks. (Tôi hy vọng là bạn sẽ được nhiều điểm tốt)
Ex: I’m afraid that he won’t come. (Tôi sợ răng anh ta sẽ không đến)
Ex: I’m sure that he’ll come back. (Tôi tin chắc răng hăn ta sẽ trở lại)
Ex: I suppose they’ll sell the house. (Tôi cho là họ sẽ bán căn nhà)
4. Dùng để đưa ra một lời hứa, một lời đe dọa.
Ex: I’ll call you tomorrow. (Tôi sẽ gọi điện cho bạn vào ngày mai) {Một lời hứa}
Ex: I’ll hit you if you do that again. (Nếu con còn làm thế, mẹ sẽ đánh đòn) {Một lời đe dọa}
5. Đi kèm với các trạng từ chỉ khả năng như: perhaps (có lẽ), possibly (có thể được), prob-ably (cóthể), certainly/surely (chắc chắn) để diễn đạt ý kiến, sự chắn chắn, sự dự đoán của người nói về một điều gì đó trong tương lai.
(Perhaps) we’ll fĩnd him at the hotel. (Có lẽ để chúng ta sẽ gặp anh ấy ở khách sạn)
I will certainly come to help you. (Tôi chắc chắn sẽ đến)
6. Thì tương lai đơn được dùng tương tự cho đi vệ các hành động theo thói quen ở tương lai mà ta cho là sẽ xảy ra.
Spring will come again. (Mùa xuân sẽ lại về)
Birds will build nests. (Chim sẽ xây tố)
7. Thì tương lai đơn được dùng trong câu điều kiện loại 1 chỉ các giả thiết có thể xảy ra trong tương lai.
When she finishes her work, I’ll go out with her.
(Khi nào cô ấy hoàn thành xong việc, tôi sẽ đi ra ngoài cùng cô ấy)
If I drop this glass, it will break. (Nếu tôi làm rơi cái ly này nó sẽ bể ngay)
When it gets warmer the snow will start to melt. (Khi trời ấm hơn thì tuyết sẽ bắt đầu tan)
I am putting this letter on top of the pile so that he’ll read it first.
(Tôi để lá thư này trên cùng của chồng giấy tờ để ông ta sẽ đọc nó trước tiên)
Phân biệt Shall và will
“Shall” chỉ được dùng khi chủ ngữ là “I hoặc We”. Tuy nhiên, ta ít khi dùng “Shall” mà hay dùng “Will” với tất cả các chủ ngữ. “Shall” được dùng trong một số trường hợp sau:
√ Trong câu hỏi đuôi sau Let’s khi mang nghĩa rủ / mời ai đó cũng làm gì.
Ex: Let’s go, shall we? (Chúng ta cùng đi chứ?)
√ “Shall” dùng cho ý quyết tâm. Ta thường dùng “Will” để diễn tả sự quyết tâm. Tuy nhiên, “Shall” mang tính chất nhấn mạnh hơn.
Ex: We shall fight and we shall win. (Chúng ta sẽ đánh và chúng ta nhất định sẽ thắng)
Phân biệt thì tương lai đơn với một số thì khác
1. So sánh “Will” với “Want / wish / would like”
Thì tương lai đơn nói về một quyết định mà không có kế hoạch trước và không chắc chắn sẽ diễn ra.
Want = wish = would like + to + Vo: Để diễn tả mong muốn, không có dự định từ trước.
Ex: I will buy a car. (Tôi sẽ mua một chiếc ô tô) {Một quyết định tức thời, không có dự định từ trước)
Ex: I want to buy a car. (Tôi muốn mua một chiếc ô tô)
Ex: I intend to buy a car. (Tôi dự định mua một chiếc ô tô)
Ex: Would you like a cup of coffee? – No, thanks. I won’t have anything.
(Bạn có muốn một tách café không? – Không, cám ơn. Tôi không uống gì cả)
2. So sánh “Will” với “Be going to” và “Be V-ing”
Thì tương lai đơn dùng để diễn tả hành động được quyết định tức thời tại thời điểm nói, không có kế hoạch từ trước.
Be going to diễn tả hành động có kế hoạch ngay lúc nói và chắc chắn sẽ diễn ra.
Còn Be+V-ing diễn tả hành động đã có kế hoạch từ trước, và chắc chắn sẽ xảy ra.
Ex: I’m meeting Tom at the station at six. (Tôi sẽ gặp Tom tại ga lúc 6 giờ)
{Đã có kế hoạch từ trước, Tom và tôi đã dàn xếp trước, chắc chắn sẽ diễn ra}
Ex: I’m going to meet Tom at the station at six. (Tôi sẽ gặp Tom tại ga lúc 6 giờ)
{Hành động có kế hoạch ngay lúc nói, chắc chắn sẽ diễn ra. Nhưng không có dàn xếp với Tom nên Tom có thể sẽ ngạc nhiên}
Ex: I’ll meet Tom at the station at six. (Tôi sẽ gặp Tom tại ga lúc 6 giờ)
{Hành động không có kế hoạch, không chắc chắn sẽ diễn ra}
Ngoài ra, cả will” và “be going to đều được dùng để dự đoán tương lai, nhưng will được dùng khi chúng ta đưa ra lời dự đoán dựa vào quan điểm hoặc kinh nghiệm, còn “be going to được dùng khi chúng ta đưa ra lời dự đoán dựa vào tình huống hiện tại.
Ex: One day, people will travel to Mars. (Ngày nào đó con người sẽ du lịch đến Sao Hỏa)
Ex: There isn’t a cloud in the sky. It’s going to be a lovely day.
(Trời không có một gợn mây. Hôm nay sẽ là một ngày đẹp trời)
3. Thì hiện tại tiếp diễn dùng như một hình thức tương lai
Ex: I’m talking an exam in October. (Tôi sẽ có một kỳ thi vào tháng 10)
{Câu này ám chỉ rằng tôi đã đăng ký thi rồi!
Ex: Bob and Bill are meeting tonight. (Bob và Bill sẽ gặp nhau tối nay)
{Câu này ám chỉ rằng Bob và Bill đã sắp xếp trước cho việc này
4. “Be going to” có thể được dùng với các mệnh đề chỉ thời gian khi chúng ta muốn nhấn mạnh chủ ý của chủ thể.
Ex: He is going to be a dentist when he grows up.
(Khi lớn lên anh ta sẽ trở thành nha sĩ)
Ex: What are you going to do when you get your degree? (Khi nhận bằng cậu sẽ làm gì?)
Tuy nhiên, thông thường thì tương lai đơn “Will/shall” được dùng với các mệnh đề thời gian.
Dấu hiệu nhận biết thì tương lai đơn
Someday (một ngày nào đó)
Tomorrow (ngày mai)
Next week/ next month… (tuần tới/ tháng tới…)
Soon (chẳng bao lâu nữa)
Lưu ý
√ Trong tiếng Anh của người Anh, dùng I will / I shall và we will / we shall với nghĩa như nhau để nói về tương lai, nhưng shall ít được dùng hơn will. Shall thường được dùng trong lối văn trang trọng hoặc trong lời đề nghị và lời gợi ý.
Ex: I shall see you at the meeting tomorrow.
(Ngày mai tôi sẽ gặp anh tại cuộc họp)
Ex: Shall I carry your bag?
(Tôi xách túi giúp bạn nhé)
Ex: Shall we go out for dinner?
(Chúng ta ra ngoài ăn tối nhé)
√ Trong tiếng Anh của người Mỹ (American English), shall thường không được dùng để nói về thời gian trong tương lai.
Cách dùng ‘be going to’
Từ ngữ be going to được dùng để diễn tả:
1. Ý định trong tương lai [Future Intention]
Ex: I am going to write to her this afternoon.
(Tôi định sẽ viết thư cho cô ấy chiều nay)
Ex: Mr Brown says he is going to buy a new car next year.
(Ông Brown nói ông ấy định mua một chiếc xe mới năm tới)
Khi dùng không có trạng từ chỉ thời gian, hình thức này thường chỉ tương lai gần.
Ex: I know what you are going to say.
(Tôi biết anh sắp nói gì rồi)
2. Sự chắc chắn (Certainty)
Ex: I think it is going to rain, look at those clouds.
(Tôi chắc là trời sắp mưa, hãy nhìn những đám mây kia)
Ex: He is very ill, Im afraid he is going to die.
(Ông ấy ốm nặng, tôi chắc ông ấy sắp chết)
Theo cách dùng này, be going to thường không có trạng từ chỉ thời gian đi kèm, nhưng thường được hiểu là tương lai gần. Các tình huống ở hiện tại (đám mây, đau nặng…) thường là những căn cứ giúp cho sự suy đoán chắc chắn.
Lưu ý:
√ Be going to không được dùng để diễn tả tương lai đơn thuần (nghĩa là tương lai không phụ thuộc vào ý định của bất cứ người nào). Chúng ta không được nói:
→ I am going to be 15 years old in May.
→ Today is the fourth of May, tomorrow is going to be the fifth.
√ Be going to không được dùng với động từ go và come. Chúng ta không nói:
→ I am going to go to the cinema tonight.
→ He is going to come to see me on Sunday.
√ Trong trường hợp này chúng ta nên dùng Hiện tại Tiếp Diễn để diễn tả tương lai:
→ I am going to the cinema tonight.
→ He is coming to see me on Sunday.
‘Will’ và ‘Be going to’
Chúng ta thường có thể dùng will hoặc be going to để diễn tả dự định trong tương lai, nhưng đôi khi chúng ta chỉ có thể dùng một trong hai hình thức trên mà thôi.
1. Be going to luôn luôn bao hàm một ý định đã được trự tính, sắp xếp từ trước, tương đương như định sẽ trong tiếng Việt:
Ex: I have bought some bricks and I ‘ m going to build a garage.
(Tôi đã mua gạch và dự định sẽ xây một nhà chứa xe)
2. Will bao hàm ý định không được trù tính từ trước. Nhiều khi ý định này rất mờ nhạt.
Ex: I’ve got a terrible headache! (Anh bị nhức đầu quá)
→ Have you? Wait there and I’ll get an aspirin for you.
(Thế à? Anh đợi đấy, em sẽ đi lấy aspirin cho anh)
Người nói đi lấy thuốc vì tình huống thúc đẩy ngay lúc ấy không phải vì ý định đã được trù tính từ trước. Nhưng nếu người nói dự định đi mua thuốc vì biết thuốc dự trữ trong nhà đã hết, người ấy sẽ nói “I’m going to buy some aspirin tomorow”.
Cách dùng “Be to”
Hình thức be to được dùng để diễn tả:
1. Sự sắp xếp trong tương lai (sắp đặt làm gì)
Ex: I’m to meet her at the station at 9 o’clock.
Ex: We are to have a film show tomorrow night.
2. Mệnh lệnh, thường ở dạng nghi vấn và phủ định
Ex: Children are not to play near the well.
(Trẻ con không được chơi gần giếng)
Ex: Are we to bring our books to the class?
(Chúng ta có phải đem sách đến lớp không?)
Ex: She is to be back by 10 oclock.
(Cô ấy phải trở về trước 10 giờ)
Bài tập thì tương lai đơn
Dạng 1: Trắc nghiệm có lời giải chi tiết
Câu 1: I ………….. hard until I pass the TOEFL.
A. will study
B. study
C. have studied
D. had studied
Dấu hiệu nhận biết: Cấu trúc: Tương lai đơn + until + hiện tại đơn/hiện tại hoàn thành. Phương án đúng là phương án A.
Dịch nghĩa: Tôi sẽ làm việc chăm chỉ cho đến khi tôi qua kì thi TOEFL.
Câu 2: “Will the rain ever stop?” “It …………… all day.”
A. had been raining
B. has been raining
C. is raining
D. was raining
Dấu hiệu nhận biết: “all day” (cả ngày) Mặc dù người hỏi sử dụng thì tương lai đơn nhưng người trả lời muốn nhấn mạnh rằng cơn mưa này đã kéo dài suốt ngày hôm nay, từ quá khứ đến bây giờ và có thể còn kéo dài nữa Chúng ta sử dụng thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn vẫn phù hợp ở đây. Phương án đúng là phương án B.
Dịch nghĩa: “Liệu trời sẽ tạnh chứ? “Đã mura cả ngày rồi”.
Câu 3: She ……………very angry when she knows this.
A. shall be
B. has been
C. will have been
D. will be
Một hành động xảy ra sau một hành động khác trong tương lai. Hành động xảy ra trước dùng với các liên từ when, until, after, as soon as,… và chia thì hiện tại đơn hoặc hiện tại hoàn thành. Hành động xảy ra sau chia thì tương lai đơn. Phương án đúng là phương án D.
Câu 4: Tomorrow I ……………..my grandparents.
A. am going to visit
B. will have visited
C. have visited
D. visit
Các thì tương lai đơn và tương lai gần đều dùng để nói một kế hoạch trong tương lai. Thì tương lai đơn dùng khi kế hoạch vừa được đề ra ngay tại thời điểm nói. Thì tương lai gần dùng khi kế hoạch đã có từ trước thời điểm nói. Câu này tình huống không rõ nên có thể chọn cả hai. Phương án đúng là phương án A.
Dịch nghĩa: Ngày mai tôi sẽ đi thăm ông bà.
Qua bài học trên, https://gialaigiasu.online vừa giới thiệu đến bạn đọc tất cả các kiến thức về thì tương lai đơn trong ngữ pháp hiện đại. Có bất kì thắc mắc, câu hỏi gì, bạn đọc vui lòng để lại lời nhắn phía dưới bài viết này nhé.
Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn, một trong 12 thì tiếng anh hiện đại quan trọng mà bất kì người học tiếng Anh nào cũng cần phải nắm vững. Ở bài học hôm nay, https://gialaigiasu.online sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết thì này thông qua những cấu trúc, cách sử dụng, dấu hiệu nhận biết và hàng loạt các bài tập có lời giải chi tiết.
Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn là gì?
Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn (The Past Perfect Progressive) chỉ ra một hành động liên tục đã được hoàn thành tại một số điểm trong quá khứ. Thì này được hình thành với phương thức “Had” cộng với “Been”, cộng với phân từ hiện tại của động từ (với một kết thúc -ing). Chẳng hạn như câu sau: I had been working in the garden all morning. Để tìm hiểu chi tiết thêm về thì này, mời các bạn tham khảo các mục dưới đây.
Cấu trúc thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn
1. Câu khẳng định
Cấu trúc
S + had + been + V_ing
Ex: She was tired because she had been working very hard.
(Cô ấy mệt vì cô ấy đã làm việc rất vất vả)
Ex: She was tired because she had been working very hard.
(Cô ấy mệt vì cô ấy đã làm việc rất vất vả)
2. Câu phủ định
Cấu trúc
S + had + not + been + V_ing
→ had + not = hadn't
Ex: I hadn’ been paying attention.
(Tôi đã không để ý)
3. Câu nghi vấn
Cấu trúc
Had + S + been + V_ing + ...?
→ Yes, S + had
→ No, S + hadn't
Ex: Was the ground wet? Had it been raining?
(Đất bị ướt hả? Trời đã mua phải không?)
4. Câu hỏi
Cấu trúc
Wh + Had + S + been + V_ing + ...?
Cách dùng thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn được dùng để diễn tả:
1. Hành động đã xảy ra liên tục trong một khoảng thời gian trong quá khứ.
Ex: I found the calculator. I‘d been looking for it for ages.
(Tôi đã tìm thấy cái máy tính. Tôi đã tìm nó lâu rồi)
2. Hành động bắt đầu trước một thời điểm trong quá khứ và tiếp tục cho tới thời điểm đó, hoặc chấm dứt ngay trước thời điểm đó.
Ex: He had been living here for a year when he decided to move to the suburbs.
(Cho đến khi anh ấy quyết định dọn về ngoại ô, anh ấy đã sống ở đây được một năm)
Ex: John came across the lawn to meet his sweetheart carring the roses he had been cutting.
(John bước qua vườn hoa để gặp người yêu, mang theo những đóa hoa hồng do cậu đã cắt)
[Hành động “cutting” bắt đầu từ trước đó và chấm dứt ngay trước khi John bước qua bãi cỏ]
Cách sử dụng [Mở rộng]
1. Quá khứ hoàn thành và quá khứ hoàn thành tiếp diễn được dùng để diễn tả những hành động xảy ra trước một thời điểm trong quá khứ. Quá khứ hoàn thành nhấn mạnh kết quả của hành động quá khứ hoàn thành tiếp diễn nhấn mạnh tính quá trình tính liên tục của hành động.
Ex: I found the calculator. I had been looking for it for ages.
(Tôi đã tìm thấy cái máy tính. Tôi đã tìm nó từ lâu lắm rồi)
2. Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn diễn tả hành động bắt đầu trước một thời điểm trong quá khứ và kéo dài liên tục tới thời điểm đó.
Ex: When we came into class, the teacher had been explaining for 15 minutes.
(Khi chúng tôi vào lớp, thầy giáo đã giảng bài được 15 phút)
Ex: He had been living in Ohio for a long time before he moved to Florida.
(Anh ấy đã sống ở Ohio một thời gian dài trước khi chuyển đến Florida)
3. Các lưu ý về cách dùng của quá khứ hoàn thành tiếp diễn cũng tương tự như cho hiện tại hoàn thành tiếp diễn: Thường dùng với các động từ thể hiện tính quá trình (learn, study...), không dùng với động từ to be hoặc các động từ không đi với thì tiếp diễn.
Ex: He had been painting the door when I came.
(Hành động sơn cái cửa khá gần hành động tôi đến
→ Có lẽ nước sơn vẫn còn ướt
Nhưng: He had painted the door when I came. (Anh ta đã sơn xong cái cửa)
[Có lẽ hành động sơn cửa đã xảy ra trước hành động tôi đến khá lâu]
4. Khi hành động bắt đầu trước thời điểm nói trong quá khứ, và tiếp tục đến lúc đó hoặc vừa mới chấm dứt trước đó, thì chúng ta thường có thể dùng một trong hai dạng là quá khứ hoàn thành và quá khứ hoàn thành tiếp diễn.
Ex: It was now six and he was tired because he had worked since dawn.
= It was now six and he was tired because he had been working since dawn.
(Bây giờ đã là 6 giờ rồi và anh ta đã mệt bởi vì anh ta đã làm việc từ lúc hừng đông)
5. Một hành động lặp lại trong quá khứ hoàn thành đôi khi có thể được diễn tả như một hành động tiếp diễn bởi thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn.
Ex: He had tried five times to get her on the phone. (Chàng đã cố gắng năm lần để gọi điện cho cô nàng)
Ex: He had been trying to get her on the phone. (Chàng đã cố gắng để gọi điện cho cô nàng)
6. Mặc dù thì quá khứ hoàn thành và quá khứ hoàn thành tiếp diễn có nhiều cách sử dụng giống nhau, nhưng vẫn có sự khác nhau giữa một hành động trong thì quá khứ hoàn thành với một hành động trong thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn.
By six o’clock, he had repaired the engine. (Anh ta đã sửa xong cái máy lúc 6 giờ).
→ [Công việc này đã được hoàn tất]
Ex: He had been repairing the engine. (Anh ta đã sửa cái máy).
→ Trong ví dụ này, câu đầu tiên chỉ công việc đã được hoàn tất khi nhấn mạnh vào kết quả của hành động. Những câu thứ hai, cho chúng ta biết cách anh ta dùng thời gian trước đó như thế nào, nó không cho chúng ta biết công việc đó có hoàn tất hay chưa. Hay nói cách khác, câu thứ hai nhấn mạnh vào thời gian diễn ra hành động.
Dấu hiệu nhận biết
Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn khó nhận biết. Do đó phương pháp thường xuyên sử dụng chính là dựa vào ngữ cảnh của câu văn có rơi vào các trường hợp trên hay không. Tuy nhiên trong thì này vẫn xuất hiện một số trạng từ nhất định như sau:
Until then
By the time
Prior to
That time
Before
After
Bài tập thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Chia thì đúng nhất trong ngoặc
1. He…………….. (do) nothing before he saw me.
2. He thanked me for what I…………….. (do).
3. I ……………..(be) sorry that I had hurt him.
4. After they had gone, I ……………..(sit) down and…………….. (rest).
5. As soon as you…………….. (go), I ……………..(want) to see you again.
6. Before you ……………..(go) very far, we found that we…………….. (lose) our way.
7. He ……………..(die) after he ……………..(be) ill a long time.
8. My friend ……………..(not see) me for many years when I met him.
9. In England he soon remembered all he ……………..(learn).
10. When the airplane landed, the pilot ……………..(find) that one of the wings ……………..(be damaged) by a shell.
Đáp án
1. did (had done) 3. was 5. had gone / wanted 7. died / had been 9. had learned
2. had done 4. sat / rested 6. had gone / had lost 8. had not seen 10. found / had been damaged
Thì quá khứ hoàn thành là một trong 12 thì tiếng anh cơ bản có mức độ sử dụng khá phổ biến. Để vận dụng một cách tốt nhất, người học phải nắm vững cấu trúc, dấu hiệu nhận biết và các tình huống sử dụng. Đồng thời phải phân biệt rõ ràng với một số thì tương tự. Ở bài viết này, https://gialaigiasu.online sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu kĩ càng thì này.
Thì quá khứ hoàn thành là gì?
Thì quá khứ hoàn thành (Past Perfect Tense) được sử dụng để chỉ ra rằng một cái gì đó đã xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ. Nó cũng có thể được sử dụng để chỉ ra rằng một cái gì đó đã xảy ra trước một thời điểm cụ thể trong quá khứ. Để hiểu hơn về thì này, cần phải tìm hiểu chi tiết về cấu trúc, cách sử dụng và một số dấu hiệu nhận biết.
Cấu trúc thì quá khứ hoàn thành
1. Câu khẳng định
Cấu trúc
S + had + Ved / V3
Ex: I had left my wallet at home (Tôi đã để quên ví ở nhà)
Ex: When I arrived, she had left. (Khi tôi đến, cô ta đã đi rồi)
2. Câu phủ định
Cấu trúc
S + had + not + V_ed / V_3
→ Had + not = hadn't
Ex: The house was dirty. They hadn’t cleaned it for weeks.
(Ngôi nhà rất bẩn. Mấy tuần rồi họ đã không lau dọn nhà)
Ex: I hadn’t finished my homework before my mother came back home.
(Tôi đã không hoàn thành xong bài tập về nhà trước khi mẹ tôi trở về nhà)
3. Câu nghi vấn
Cấu trúc
Had + S + V + ...?
→ Yes, S + had
→ No, S + had + not
Ex: Where had he put his wallet?
(Anh ấy đã để ví ở đâu?)
4. Câu hỏi
Cấu trúc
Wh + Had + S + V + ...?
→ S + had + V3 / Ved
1. Hành động đã xảy ra và đã kết thúc trước một thời điểm trong quá khứ.
Ex: By 2 o’clock we had had lunch
(Chúng tôi đã ăn xong cơm trưa trước 2 giờ)
Ex: We had had lunch when she arrived.
(Khi cô ấy đến chúng tôi đã ăn trưa xong)
2. Hành động đã xảy ra và đã kết thúc trước một hành động quá khứ khác.
√ Hành động xảy ra trước dùng past perfect, hành động xảy ra sau dùng past simple.
Ex: When I got up this morning, my father had already left.
(Sáng nay, khi tôi thức dậy cha tôi đã đi rồi)
Ex: After the children had finished their homework, they went to bed.
(Bọn trẻ đi ngủ sau khi đã làm xong bài tập về nhà)
3. Hành động đã xảy ra và kéo dài đến một thời điểm nào đó trong quá khứ.
Ex: By the time I met you I had worked in that company for five years.
(Lúc tôi gặp anh tôi đã làm việc cho công ty đó được năm năm rồi)
Cách sử dụng thì quá khứ hoàn thành [Mở rộng]
1. Thì quá khứ hoàn thành diễn tả hành động đã xảy ra và kết thúc trước một thời điểm trong quá khứ.
Ex: We had lived in Hue before 1975. (Chúng tôi đã sống ở Huế trước năm 1975)
Ex: I had turned off my TV set before 9 pm last night. (Tối qua, tôi đã tắt tivi trước 9 giờ tối)
2. Diễn tả một hành động xảy ra trước một hành động khác hoặc trước một mốc thời gian trong quá khứ, hành động xảy ra trước dùng quá khứ hoàn thành, hành động xảy ra sau dùng quá khứ đơn.
→ Cấu trúc: Mệnh đề ở quá khứ hoàn thành, before + Mốc thời gian hoặc mệnh đề ở quá khứ
→ Cấu trúc: After+Mệnh đề ở quá khứ hoàn thành, mệnh đề ở quá khứ
Ex: I had brushed my teeth before I went to bed = Before going to bed, I had brushed my teeth.
(Tôi đã đánh răng trước khi đi ngủ)
Ex: After I had brushed my teeth, I went to bed = After having brushed my teeth, I went to bed.
(Sau khi đánh răng, tôi đã đi ngủ)
3. Diễn tả hành động xảy ra và kéo dài đến một thời điểm nào đó trong quá khứ. Dùng với cấu trúc: Mệnh đề ở quá khứ hoàn thành, by / by the time + Mốc thời gian hoặc mệnh đề ở quá khứ.
Ex: I had brushed my teeth by the time I went to bed. (Tôi đã đánh răng trước khi tôi đi ngủ)
4. Quá khứ hoàn thành được dùng sau "when" khi chúng ta muốn nhấn mạnh rằng hành động thứ nhất đã hoàn tất trước khi hành động thứ hai bắt đầu.
Ex: When I arrived, the lesson had already started. (Khi tôi đến, bài học đã bắt đầu rồi)
5. "When" có thể dùng với quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn hoặc quá khứ hoàn thành.
Ex: When I arrived, the lecturer was writing something on the board.
(Khi tôi đến, giáo viên đang viết bảng)
Ex: When I arrived, the lesson started. (Hai hành động tuần tự: tôi đến rồi bài học bắt đầu)
6. Dùng thì quá khứ hoàn thành khi chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp. Nếu câu trực tiếp là thì hiện tại hoàn thành, thì câu gián tiếp là thì quá khứ hoàn thành.
Ex: He said: “I have been in England for 10 years”
— He said that he had been in England for 10 years.
(Anh ấy đã nói rằng anh ấy đã sống ở Anh trong vòng 10 năm)
7. Quá khứ hoàn thành có thể được dùng với as soon as / till / until.
Ex: I went out as soon as I had fĩmished my work.
(Tôi đã ra ngoài ngay khi tôi hoàn thành xong công việc)
Ex: I didn’t go out until I had fĩnished my work.
(Tôi đã không ra ngoài cho đến khi hoàn thành xong công việc)
8. Thì hiện tại hoàn thành diễn tả hành động bắt đầu trong quá khứ, kéo dài đến hiện tại và còn có thể tiếp tục ở tương lai, nhưng thì quá khứ hoàn thành diễn tả hành động tính tới một thời điểm xác định trong quá khứ, sự việc đó đã xảy ra như thế nào.
Ex: She has waited for 2 hours. (Một hành động kéo dài liên tục từ quá khứ cho đến hiện tại)
Ex: She had waited for 2 hours when he came. (Khi anh ta đến cô ta đã đợi được 2 tiếng)
→ Và có thể đợi hơn nữa
Ex: I had lived in Hanoi for 20 years before I moved to HCM city.
(Dùng quá khứ hoàn thành để nhấn mạnh kết quả của hành động: đã sống được ở Hà Nội 20 năm)
9. Cấu trúc When + QKĐ, QKĐ diễn tả hai hành động liên tiếp xảy ra trong quá khứ, nhưng When + QKĐ, QKHT thì diễn tả một hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ.
Ex: When I opened the window, the bird flew out. (Khi tôi mở cửa sổ, con chim bay ra ngoài)
→ Trong câu này, diễn tả 2 hành động xảy ra liên tiếp – mở cửa sổ và chim bay ra ngoài
Ex: When I opened the window, the bird had slept. (Khi tôi mở cửa sổ ra, con chim đã ngủ từ trước đó)
→ Trong câu này, diễn tả một hành động xảy ra trước một hành động khác – hành động chim ngủ xảy ra trước hành động tôi mở cửa.
Ex: She heard voices and realized that there were three people in the next room.
(Cô ta đã nghe những tiếng nói và nhận ra rằng có ba người ở phòng bến cạnh)
Ex: She saw empty glasses and cups and realized that three people had been in the room.
(Cô ta đã nhìn thấy những chiếc ly rỗng và nhận ra đã có ba người ở trong phòng). (Họ không còn ở đó nữa)
Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ hoàn thành
1. Nhận biết qua một số trạng từ
Thì quá khứ hoàn thành thường đi kèm với các trạng từ và liên từ như sau:
Until then, by the time, prior to that time, before, after, for, as soon as, by, …
Before, after, when by, by the time, by the end of + time in the past …
Ex: I didn’t go out until I had fĩnished my work.
2. Nhận biết qua liên từ, mệnh đề
When
Before
After
Phần cách sử dụng mở rộng đã nói khá chi tiết về phần liên từ, mệnh đề. Bạn đọc có thể xem lại nhé.
3. Nhận biết qua ngữ cảnh
Nhận biết thông qua ngữ cảnh bằng cách hiểu ý nghĩa của câu. Sau đó vận dụng các ví dụ ở phần cách dùng, cách dùng mở rộng để sử dụng chính xác nhất.
Bài tập thì quá khứ hoàn thành
Dạng 1: Trắc nghiệm có giải thích
Câu 1: I went to Belgium last month. I …………… there before. It’s a beautiful country.
A. have never been
B. had never been
C. never was
D. never been
Dấu hiệu nhận biết: từ “before” ở cuối câu. Câu đầu chia thì quá khứ đơn. Để diễn tả hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ ta dùng quá khứ hoàn thành. Phương án đúng là phương án B.
Câu 2: Almost everyone ………..for home by the time we arrived.
A. leave
B. left
C. leaves
D. had left
Cấu trúc: By the time + quá khứ đơn, quá khứ hoàn thành. Để diễn tả hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ ta dùng quá khứ hoàn thành. Phương án đúng là phương án D.
Dịch nghĩa: Hầu hết mọi người đã đi về nhà khi chúng ta đến.
Câu 3: By the age of 25, he ……………..two famous novels.
A. wrote
B. writes
C. has written
D. had written
Cấu trúc: By + quá khứ đơn hoặc một mốc ở quá khứ, quá khứ hoàn thành. Để diễn tả hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ ta dùng quá khứ hoàn thành. Phương án đúng là phương án D.
Dịch nghĩa: Trước 25 tuổi, anh ta đã viết được 2 tiểu thuyết nổi tiếng.
Câu 4: I couldn’t cut the grass because the lawn mower ……. a few days previously.
A. broke down
B. has been broken
C. had broken down
D. breaks down
Một hành động đã xảy ra trước một hành động trong quá khứ, chúng ta chia thì quá khứ hoàn thành. Dấu hiệu nhận biết: “a few days previously: vài ngày trước”. Phương án đúng là phương án C.
Dịch nghĩa: Tôi không thể cắt cỏ bởi vì cái máy cắt đã bị hỏng vài ngày trước đó.
Câu 5: After I ………..lunch, I looked for my bag.
A. had
B. had had
C. have has
D. have had
Cấu trúc: After + quá khứ hoàn thành, quá khứ đơn. Phương án đúng là phương án B.
Dịch nghĩa: Sau khi ăn trưa, tôi tìm cái túi của mình.
Câu 6: Yesterday my daughter flew in an airplane for the first time in her life. She ………. in an airplane before.
A. has never flown
B. was never flying
C. had never flown
D. had flown
Dấu hiệu nhận biết: từ “before” ở cuối câu. Một hành động đã xảy ra trước một hành động trong quá khứ, chúng ta chia thì quá khứ hoàn thành. Phương án đúng là phương án C.
Dịch nghĩa: Hôm qua con gái tôi đã đi máy bay lần đầu tiên trong đời. Nó chưa bao giờ đi máy bay trước đó.
Câu 7: When the first child was born, they ………….for three years.
A. have been married
B. had been married
C. will been married
D. will have been married
Một hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ, hành động xảy ra trước chia thì quá khứ hoàn thành, hành động xảy ra sau chia thì quá khứ đơn. Phương án đúng là phương án B.
Dịch nghĩa: Khi đứa con đầu lòng ra đời, họ đã cưới nhau được 3 năm.
Qua bài học hôm nay, https://gialaigiasu.online đã nêu ra đầy đủ các kiến thức của thì quá khứ hoàn thành. Để học tốt thì này, không chỉ nắm vững cấu trúc mà thực hành bài tập cũng là một trong những phương pháp hiệu quả nhất. Nếu có thắc mắc gì về kiến thức trong bài viết, bạn đọc có thể để lại bình luận dưới đây nhé.