HƯỚNG DẪN CÀI WIN CHUẨN LAGECY-MBR

Xem Video hướng dẫn cài Win 7,8,10

Tải bộ USB Boot


Bật máy lên ấn liên tục phím theo tùy loại máy tính để vào chức năng Boot USB

CÁC PHÍM BOOT USB THEO TỪNG LOẠI LAPTOP

– Laptop HP
Boot USB: F9

  1. Laptop Dell
    Boot USB: F12
  2. Laptop Lenovo
    Boot USB: F12, F8, F10
  3. Laptop Asus
    Boot USB: ESC hoặc F8.
  4. Laptop Acer
    Boot USB: F12
  5. Laptop Sony
    Boot USB: F11 hoặc ESC hay F10
  6. Laptop Toshiba
    Boot USB: F12

-Samsung
Boot USB: ESC

-eMachines
Boot USB: F12

-Fujitsu
Boot USB: F12


Sau khi bấm xong sẽ hiện lên 1 bảng, chọn dòng có chữ USB hoặc VendorCoSau khi đã chọn đúng USB sẽ khởi động và hiện lên bảng bên dưới

Chọn dòng 1 WinPE Legacy – {CSM}

Chọn dòng 1 Windows 10 x64 – 20h2 Legacy

Chờ cho máy chạy vào USB boot

Mở “Mini Partition Wizard” để xóa Win cũ

Chuột phải chọn “Delete” phân vùng Win cũ

Chọn “Yes”

Chọn “OK”

Chuột phải “Ổ chứa Windows”
chọn “Set Active” Chọn “Apply” nhấn “Yes”

Tắt cửa sổ đi và tiếp tục làm theo hướng dẫn

Chuột phải chọn “Create”

Chuột phải “Disk 1” chọn “Rebuild MBR”
Chuột phải vào mục “Pstart Menu Apps” chọn Open

Mở “Onekey Ghost App” như hình

Bước 1: Nhấn chọn Restore.Bước 2: Nhấn Open để tìm đến mục
“USB Driver” chứa bản ghost của bạn.

Bước 3: Tiếp theo bạn chọn phân vùng muốn ghost. Bạn chọn phân vùng chứa hệ điều hành, như hình ở trên của mình hệ điều hành là ổ C.

Bước 4: Cuối cùng chọn Yes để bắt đầu quá trình ghost, sẽ có một bảng hiện ra và cảnh báo sẽ mất hết dữ liệu ở ổ bạn sẽ ghost. Bạn nhấn Yes để tiếp tục thực hiện.
Mở “Onekey Ghost App” như hình

Chọn Yes và rút USB ra máy đã cài xong Windows

Sau khi cài đặt các bạn có thể vào thư mục C:\Extra để sử dụng các công cụ kích hoạt bản quyền digital, Windows Update và Defender.Windows đang được cài đặtChọn Yes

HÀNH VI SAI LẦM, HẦU HẾT BA MẸ ĐỀU MẮC PHẢI KHI KÈM CON HỌC ONLINE.

BỐ MẸ ĐÃ TỪNG NÓI THẾ NÀY VỚI CON MÌNH!

1. Nín ngay
Khi bạn đang khóc, ai đó ra lệnh cho bạn nín, bạn có thể nín được không? Chắc chắn là không.

Vậy tại sao bạn lại yêu cầu con phải nín? Mà cho dù con nín khóc thì nỗi ấm ức, vấn đề cũng chưa được giải quyết cơ mà. Vậy khi con đang khóc, thay vì hét lên câu “Nín ngay” bạn có thể thử những câu sau:

“Con đang buồn/ sợ/ thất vọng… à? Con có muốn mẹ ôm một cái không?”

“Khóc là cách giúp mình đỡ buồn/ sợ/ thất vọng… đấy! Con cứ khóc bao giờ bình tĩnh lại thì mẹ con mình nói chuyện nhé!”

2. Nhanh lên
Thực ra thì câu này chẳng có tác dụng gì với các bạn nhỏ cả, bố mẹ càng giục nhanh lên thì chỉ khiến bố mẹ càng thêm sốt ruột khi con chẳng làm theo lời mình gì cả, sao vẫn giữ nguyên vận tốc hiện tại. Kết quả là bố mẹ phát điên. Vì thế, thay vì để tình huống phải giục nhanh lên thì 1 là hãy làm hộ con nếu bạn thật sự cần đi nhanh. Hai là hãy chuẩn bị từ trước cho bé đủ thời gian để làm.

3. Con thật là hư/hỗn/béo/xấu…
Có một nguyên tắc trong kỉ luật là “Chỉ chỉ trích hành động, không chỉ trích con người” Khi bạn chỉ trích con người, bé sẽ thấy mình hư thật, xấu thật, chả có gì để cải thiện cả. Nhưng khi bạn chỉ trích hành động, bé hiểu là mình tốt, chỉ có hành động xấu thôi và mình có thể cải thiện bằng cách không làm hành động đó nữa. Vì thế, thay vì chỉ trích con thật là….hãy thay bằng các câu chỉ trích hành động, ví dụ:“Đánh bạn là một hành động xấu”

4. Con làm Mẹ xấu hổ/phát điên…
Nuôi dạy con bằng cách khích tướng, chỉ trích, làm nhục có thể hiệu quả, tạo ra những đứa trẻ thành công, nhưng không tạo ra những đứa trẻ hạnh phúc. Khi bạn đang bực mình/ tức giận bạn hoàn toàn có thể nói:“Mẹ đang rất bực mình/ buồn/ không vui.. khi con đánh bạn/ không xếp gọn đồ chơi”Bạn có thể nói lên cảm xúc của mình, chỉ trích hành động của bé nhưng đừng đổ tội cho trẻ với những từ nặng nề.

5. Lớn rồi mà vẫn sợ/khóc nhè/đái dầm…
Ơ, thế lớn rồi là không được khóc, sợ thế thì cảm xúc sẽ ở đâu? Tại sao chúng ta cứ phải phủ nhận cảm xúc của trẻ trong khi cảm xúc là cái vô hại, cách thể hiện cảm xúc (la hét, đập phá..) mới có thể có hại. Và khi bạn khích tướng thế thì cũng ko làm bé trở nên can đảm/ người lớn hơn được đâu mà chỉ gồng mình lên để chứng tỏ là người lớn thôi, bên trong vẫn chênh vênh lắm. Hãy công nhận cảm xúc của con vì dù lớn thế nào, con người ta vẫn cần cảm xúc và vẫn có thể mắc lỗi. Quan trọng là sau đó xử lý thế nào. Vì thế, hãy nói: “Con đang sợ à? Thi thoảng mẹ cũng sợ chúng lắm.”

6. Ai dạy/con học cái kiểu ấy ở đâu đấy?
Khi nói câu này bố mẹ chính thức nhận mình thua, lép vế trong việc nuôi dạy con so với những người khác có thể có ảnh hưởng đến con. Câu nói này thể hiện sự bất lực. Thay vì nói câu đó, hãy nói: “Hành động đó không đẹp/ không lịch sự chút nào và mẹ không muốn con lặp lại nữa”. Nếu lặp lại, hãy tìm hậu quả hợp lí để phân tích và xử lý.

7. Làm theo lời bố/mẹ nói ngay lập tức
Trẻ con có phải rô bốt đâu mà nhận lệnh là thi hành ngay. Chưa kể chúng có khi còn chưa nghe thấy lệnh vì còn mải tập trung việc khác. Và hơn nữa bạn càng nói câu này thì bé càng nhờn, có lí do để tiếp tục trì hoãn cho đến khi mẹ phải hét lên. Vì thế, khi yêu cầu bé làm gì, hãy chắc chắn bé đã lắng nghe và có thể làm được lúc đó bằng cách đến gần con, ngồi xuống ngang tầm con rồi nói, chờ 5s để con thực hiện.

8. Con phải…
Chẳng ai thích bị ra lệnh cả, nhất là trẻ con, những em bé tính khí mạnh. Thay vì “Con phải” hãy hỏi: “Con nghĩ xem có cách nào để….” “Theo con thì có cách nào để….” Khi bạn đá bóng về sân trẻ, chúng sẽ phải suy nghĩ. Và khi đã nghĩ ra, chúng sẽ vui vẻ hiện thực hóa ý tưởng của mình hơn.Còn nếu bé không nghĩ ra và bạn phải nói, hãy nói “Mẹ nghĩ là…” “Theo mẹ thì…” sẽ dễ chấp nhận hơn.

9. Con nhìn bạn/em/anh/chị xem…
Lỗi so sánh kinh điển của các bố mẹ và dường như lúc nào cũng có một “Con nhà hàng xóm” giỏi hơn, ăn ngoan hơn…. Con nghe những câu so sánh chỉ thêm tự ti thôi. Vì thế, hãy ngừng so sánh.

10. Bố Mẹ đã nói với con bao nhiêu lần rồi?
Câu nói này là câu nói vô nghĩa nhất mà các bậc cha mẹ thường nói, nếu trẻ trả lời được, chúng đã không làm thế từ đầu rồi. Câu này chỉ để bố mẹ xả cơn tức giận và khiến trẻ thêm rối trí.

Thay vì thế, hãy tìm cách làm thế nào để không phải nhắc trẻ nữa, bằng cách cùng thảo luận với con cách gì để không lặp lại vấn đề đó, in những tờ nhắc nhở đẹp để con nhớ… Hãy sáng tạo và tìm cách con có thể tiếp thu, thay vì tuyệt vọng “Mẹ đã nói bao nhiêu lần rồi?

=> CÁCH CON ĐANG HỌC QUYẾT ĐỊNH 90% NHỮNG GÌ TRẺ HỌC ĐƯỢC!

VẬY CON ANH CHỊ ĐANG HỌC TẬP THEO CÁCH NÀO? CHA MẸ ĐÃ VÀ ĐANG LÀM GÌ ĐỂ CÓ THỂ GIÚP CON PHÁT TRIỂN TỐT NHẤT ?

Vì sao Bộ GD-ĐT bỏ đánh giá xếp loại học lực Giỏi, khá, trung bình, yếu?

 Thay vì xếp loại học lực Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém như Thông tư 58, thì Thông tư 22 đánh giá sự phát triển năng lực của người học với 4 mức “Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt”.

HS Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) học giờ Tự nhiên – Xã hội theo phương pháp Bàn tay nặn bột. Ảnh: TG

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa ban hành Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT Quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở (THCS) và học sinh trung học phổ thông (THPT). Thông tư có hiệu lực từ ngày 5/9/2021 và thực hiện theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới (CT GDPT 2018) đối với cấp trung học.

Cụ thể, từ năm học 2021-2022 áp dụng Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT đối với lớp 6. Từ năm học 2022-2023 áp dụng tiếp cho lớp 7 và lớp 10. Từ năm học 2023-2024 thực hiện tiếp nối việc đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT đối với lớp 8 và lớp 11. Từ năm học 2024-2025 thực hiện đánh giá theo Thông tư này cho 2 lớp còn lại là lớp 9 và lớp 12.

Thông tư 22 ra đời sẽ thay thế cho hai Thông tư 58 và 26 quy định về đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT được ban hành trước đó.

Bỏ tính điểm trung bình tất cả các môn học

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, nếu Thông tư 58 có quy định về điểm trung bình học các môn để lấy căn cứ xếp loại học lực học sinh trong học kỳ và cả năm, thì ở Thông tư 22 mới, quy định này đã không còn. Điểm trung bình học kì và năm học chỉ được tính của riêng cho từng môn học.

Thay vì xếp loại học lực Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém như Thông tư 58, thì Thông tư 22 vì đánh giá sự phát triển năng lực của người học theo yêu cầu cần đạt của chương trình, nên đánh giá kết quả học tập của người học theo 4 mức “Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt” đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số và 2 mức “Đạt, Chưa đạt” đối với môn chỉ đánh giá bằng nhận xét.

Khi tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt; tất cả môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số có điểm trung bình môn học kỳ và điểm trung bình môn cuối năm đạt từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có đạt từ 8,0 điểm trở lên, thì học sinh được đánh giá kết quả học tập là “Tốt”.

Nếu học sinh có kết quả học tập tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt, đồng thời tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số có điểm trung bình môn học kỳ và điểm trung bình môn cuối năm đạt từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn đạt từ 6,5 điểm trở lên, thì được đánh giá mức “Khá”.

Kết quả học tập của học sinh được đánh giá mức “Đạt” khi có nhiều nhất 01 môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức “Chưa đạt” và có ít nhất 06 môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số có điểm trung bình môn học kỳ và điểm trung bình môn cuối năm đạt từ 5,0 điểm trở lên, không có môn học nào dưới 3,5 điểm.

Các trường hợp còn lại, học sinh được đánh giá là “Chưa đạt”.

Việc đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh ở Thông tư 22 được đánh giá theo một trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt; thay vì xếp loại Hạnh kiểm: Tốt, khá, trung bình, yếu như Thông tư 58.

Nhiều môn chỉ đánh giá bằng nhận xét

Bộ GD-ĐT cho biết, Thông tư 22 quy định 2 hình thức đánh giá là bằng nhận xét và bằng điểm số. Trong đó, việc đánh giá bằng nhận xét, ngoài ý kiến chính của giáo viên, còn có sự tham gia phối hợp của học sinh, phụ huynh, và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học trò. Cả đánh giá bằng nhận xét và điểm số đều được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ.

Tuy nhiên, khác với các Thông tư quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT trước đây, Thông tư 22 cho phép một số một chỉ thực hiện đánh giá bằng nhận xét. Cụ thể, các môn: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, kết quả học tập theo môn học chỉ được đánh giá bằng nhận xét theo một trong hai mức: Đạt, Chưa đạt.

Đối với các môn học còn lại, kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét với đánh giá bằng điểm số. Kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10 và phải làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất nếu điểm là số nguyên hoặc số thập phân.

Đánh giá vì sự tiến bộ của người học

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, kế thừa Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT, Thông tư 22 yêu cầu việc đánh giá phải vì sự tiến bộ của người học.

Theo đó, việc đánh giá căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong CT GDPT; bảo đảm tính chính xác, toàn diện, công bằng, trung thực, khách quan. Việc đánh giá thực hiện bằng nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật và công cụ khác nhau, kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Hoạt động này phải coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong rèn luyện và học tập của học sinh; không so sánh học sinh này với học sinh khác.

Mục đích của việc đánh giá là xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt được quy định trong CT GDPT. Hoạt động này nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để học sinh điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập; cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên thông qua đó cũng có sự điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp.

Một số cấu trúc Tiếng Anh thông dụng thường gặp nhất trong đề thi Toeic

1. feel like + V-ing(cảm thấy muốn làm gì…)

Ex: Sometimes I feel like running away from everything ( Thỉnh thoảng tôi muốn trốn chạy khỏi tất cả)

2. expect someone to do something(mong đợi ai làm gì…)

Ex: I expect my dad to bring some gifts for me from his journey (Tôi hi vọng cha sẽ mang quà về cho tôi)

3. advise someone to do something(khuyên ai làm gì…)

Ex: She advised him not to go (Cô ấy khuyên anh ta đừng đi)

4. go + V-ing(chỉ các trỏ tiêu khiển..)(go camping…)

Ex: I went shopping and fishing with my friends (Tôi đi mua sắm và câu cá với các bạn tôi)

5. leave someone alone ( để ai đó yên)

Ex: Alex asked everyone to leave him alone (Alex yêu cầu mọi người hay để anh ấy yên)

6. By + V-ing(bằng cách làm…)

Ex: By telling some jokes, he made everyone happy ( Anh ấy làm mọi người vui bằng cách kể chuyện cười)

7. for a long time = for years = for ages(đã nhiều năm rồi)(dùng trong thì hiện tại hoàn thành)

EX: I haven’t seen them for ages (Tôi không gặp họ đã lâu lắm rồi)

8. could hardly(hầu như không)( chú ý: hard khác hardly)

Ex: The lights were off, we could hardly see anything (Đèn tắt, chúng tôi hầu như không thấy gì cả)

9. When + S + V(cột 2), S + had + V_cột 3 : Mệnh đề 2 xày ra trước mệnh đề 1 nên lùi lại 1 thì nhé :

Ex: When my Dad came back, my Mom had already prepared the meal (Khi bố tôi về, mẹ đã chuẩn bị xong bữa ăn)

10. S + make/have/let + O_person + V_inf: bắt, khiến/nhờ/để          ai làm gì đó( cấu trúc câu khẳng định)

Ví dụ:

a. Mr. Quoc Anh makes his student do so much homework. (homework là N-không đếm được)

Dịch: Ông Quốc Anh bắt học sinh của ông ấy làm nhiều bài tập về nhà.

b. I have the plumber(thợ sửa ống nước) repair the leak(chỗ dò) in my bathroom.

Dịch: Tôi đã nhờ thợ sửa ống nước sửa lại chỗ dò trong phòng tắm của tôi.

11. S + have/get + O_thing + V_ed/Vii:  có vật gì được thực hiện bở ai đó (Cấu trúc câu bị động)

VD: . John has his watch repaired by his brother. (passive)

(Cái đồng hồ của John đã được sửa bởi anh trai của anh ấy) => John has his brother repaire his watch. (active)

12. Please + V_inf:  Cấu trúc câu mệnh lệnh, động từ ở dạng nguyên thể

VD: 1. Please keep silent our class is very crowded. (đông)

12. S + keep + O + Adj (V_ing, Ved)/ V_ing (Danh động từ)

VD: 1. We are sorry to keep you waiting. 2. You should keep your food fresh. keep customers satisfied: giữ cho khách hàng được thoả mãn

13. S + allow/ instruct(hướng dẫn)/ invite/ tell/  + O_person + to V

VD: 1. Our boss allow us to go home early.

14 S + buy/ choose/ get/ find/   find/   make/ provide + O_trực tiếp + for + O_gián tiếp

VD: 1. We will buy a book for you 2. John made a bookcase(tủ sách) for Jennifer.

15. Động từ yêu cầu, ra lệnh, đề nghị + that + động từ nguyên mẫu  request/ recommend/ suggest/ suggest/  +  that  +  V_inf (động từ nguyên mẫu)

Tính từ : impetitive/ essential/ important/  necessary +  that  +  S  + V_inf

16. to be afraid of(sợ cái gì..)

Ex: There’s nothing for you to be afraid of (Không có gì cậu phải sợ cả)

17. in charge of : chịu trách nhiệm về cái gí đó

Ex: I am in charge of this project. ( tôi chịu trách nhiệm cho dự án này)

18. prior to=before Chú ý: sau prior to chúng ta có thể dùng danh từ hoặc động từ thêm ing, còn before chúng ta sử dụng mệnh đề hoặc danh từ hoặc động từ thêm ing.

Ex: you should arrive at the airport  2 hours prior to your filght depature: bạn nên đến sân bay 2 giờ trước khi máy bay cất cách

19. in favour/ favor of: tán thành, ủng hộ

Ex: Mr. John was in favor of the new proposal: ông John đã ủng hộ đề án mới

20. take advantage of : tận dụng hoặc lợi dụng cái gì

Ex: she shouldn’t  take advantage of his money: cô ta không nên lợi dụng tiền bạc của anh ấy

21. tobe about to do st :sắp sửa làm gì, dự định làm gì

Ex: she is about to sit down: cô ấy sắp sửa ngồi xuống

22. used to: đã từng, từng. (nhưng hiện tại không còn)

Ex: I used to study english every day: tôi đã từng học tiếng anh mỗi ngày

23. would rather +v +than+v: thích làm gì hơn

Ex: I would rather play game than study english: tôi thích chơi hơn học tiếng anh

24. tobe interested in +n/ving : quan tâm, thích thú đến vấn đề gì

Ex: I’m interested in  English: tối thích tiếng anh

25. advise someone to do something

Ex: I advise him to study english every day: tôi khuyên anh ta học tiếng anh mỗi ngày

26. to be/look/feel/sound/appear/seem/grow+ tính từ

Ex: I feel tired: tôi cảm thấy mệt mỏi

27. it + tobe+ time + s+ v2: đã đến lúc ai đó làm gì

Ex: it is time you studied english: đã đến lúc bạn học tiếng anh rồi

28. prefer +n/ving+to+n/ving: thích làm cái gì hơn cái gì

Ex: I prefer watching TV to studying english: tôi thích xem tivi hơn học tiếng anh

29. to be good at/ bad at: giỏi về cái gì hoặc dở về cái gì

Ex: I’m good at English: tôi giỏi tiếng anh

30. to be keen on/ to be fond of + n/ving: thích thú, đam mê cái gì

Ex: I’m keen on playing football: tôi đam mê chơi đá banh

31. tobe amazed at= to be surprised at + n/ving: ngạc nhiên về điều gì

Ex: I’m amazed at your new car: tôi rất ngạc nhiên về xe mới của bạn

32. to be/get used to ving: quên dần với cái gì

Ex: I’m used to getting up early morning: tôi đã quen với việc dạy sớm mỗi ngày

33. it takes someone +amount of  time + to do st

Ex: it takes me 5 hours to study english every day: tôi mất 5 giờ để học tiếng anh mỗi ngày

Các dạng cấu trúc câu hỏi thường xuất hiện trong bài thi toeic reading part 5

Trong phần thi toeic reading part 5 – Incomplete Sentence, thì ta có thể phân loại 40 câu hỏi trên thành 6 dạng chính với những tips khác nhau dành cho các dạng.

Dạng 1: Điền đại từ quan hệ (Relative Pronoun)

(từ 1-2 câu). Khi làm loại này, cần lưu ý từ loại của chỗ trống cần điền là gì? Chủ ngữ hay tân ngữ (who, whom, which, what, where…) hay sở hữu (whose)?

Ví dụ: The homeless people ___ story appeared in the paper last week have now found a place to live.

A. who            B. whom        C. that            D. whose

The periodic table contains all the elements, ___ has a particular atomic weight and atomic number.

A. which of each    B. each of which    C. which each        D. each

Dạng 2: Điền đại từ, đại từ phản thân, tính từ sở hữu (Pronoun/ Reflexive/ Possessive adjectives) (từ 1-2 câu).

Dạng này tuy không khó nhưng nên cẩn thận để tránh nhầm lẫn.

Ví dụ: That decision of ___ to repaint the house now was a very smart one.

A. your            B. you            C. yourself        D. yours

With globalization now a part of our lives, it is impossible for a country to do business by ___

A. itself            B. it            C. its own        D. it’s self

Dạng 3: Điền giới từ (Preposition) (từ 4-5 câu).

Phụ thuộc vào phía trước và sau chỗ trống để lựa chọn đáp án thích hợp. Đặc biệt hơn, có nhiều cụm từ (phrasal verb) đi liền cần lưu ý như: participate in, contribute to, involve in…

Ví dụ: The company’s new database system will be installed and running ___ the end of the year.

A. in            B. from            C. by            D. on

I’m surprised ___ how fast customers get served in this restaurant.

A. at            B. in            C. on            D. for

Dạng 4: Điền từ nối (Connecting words and Adver-Clause makers) (từ 5-6 câu).

Coordinators: or, but, so, for, and…

Khi làm cần đọc hiểu ngữ nghĩa của câu để hiểu được mối quan hệ giữa 2 vế, từ đó lựa chọn đáp án thích hợp.

Correlative Conjunctions: both…and, not only…but also…, either…or…, neither…no…

Loại này không khó, cần để ý qua câu và chỗ trống, sau đó đọc qua câu trả lời là có thể điền ngay được đáp án.

Ví dụ:

The human resources manager hasn’t arrived ___, so please have a seat.

A. already        B. still            C. soon            D. yet

They are not only good at mathematics ___ good at science.

A. but also        B. and            C. or            D. either

Còn với Adver-Clause Makers, ta cần chú ý đến một số mẫu câu sau: Before, after, since, until, when, while, as soon as, once, although, because…

Với các từ này, ta cần đọc hiểu ngữ nghĩa của câu để hiểu mối quan hệ giữa 2 vế, từ đó chọn đúng đáp án cần điền.

Xem thêm

→ Tất tần tật về ngữ Pháp Tiếng Anh
→ Làm bài tập về ngữ Pháp Tiếng Anh

Với các cụm Because of/Due to + Noun/V-ing, Despite/Ín spite of + Noun/V-ing, so adj that + clause, such noun that + clause, Whether…or… khi làm cần để ý tới mẫu câu và sau chỗ trống là Noun/V-ing hoặc mệnh đề để điền đáp án đúng.

Ví dụ:

The last company blood drive was ___ a success that we plan on having one every two months.

A. such            B. so             C. too            D. much

Consumers are spending less these days ___ reports that the economy is steadily improving.

A. in spite        B. because of        C. although        D. despite

Dạng 5: Điền từ loại (Word form) (từ 14-15 câu).

Phần này tập trung chủ yếu vào ngữ pháp tiếng anh, khá dễ ăn điểm, chỉ cần lưu ý tới vị trí của các từ trong câu, câu điều kiện, động từ causative (make/have/let +  sb + do st, S + Causative verb + O + Past Participle)…

Ví dụ: With the approach of the holiday season, employees are ___ awaiting their bonuses.

A. anxiety        B. anxious        C. anxiousness        D. anxiously

My cousin’s ___ advice about selling our stock saved us thousands.

A. amazingly        B. amazed        C. amazing        D. amazement She made me ___ the dishes.

A. wash        B. washed        C. washing        D. have washed

Dạng 6: Meaning (từ 14-15 câu), các đáp án trong câu này thường giống nhau về tiền tố, hậu tố, hoặc khá giống nhau về ngữ nghĩa..

Loại này không cách nào khác, cần trau dồi ngữ nghĩa để đoán được nghĩa của các từ, từ đó điền đáp án đúng.

Ví dụ: Employees are ___ to put in for vacation time at least two months in advance.

A. requested        B. referred        C. rejected        D. reported

In order to get a ___, you must bring in the defective product with a valid receipt.

A. reimbursement    B. premium        C. duplication        D. refund

Xem thêm

 → Tất tần tật về ngữ Pháp Tiếng Anh
→ Làm bài tập về ngữ Pháp Tiếng Anh

Cấu trúc câu mệnh lệnh trong Tiếng Anh

Nội dung:

I. CÂU MỆNH LỆNH VỚI NGÔI THỨ NHẤT

II. CÂU MỆNH LỆNH VỚI NGÔI THỨ HAI

III. CÂU MỆNH LỆNH VỚI NGÔI THỨ BA

IV. BÀI TẬP VỚI CÂU MỆNH LỆNH

Cấu trúc câu mệnh lệnh trong tiếng Anh thường được sử dụng để yêu cầu, đề nghị hoặc sai khiến. Nhiều người nhầm tưởng rằng, chủ ngữ câu mệnh lệnh hướng tới thường là you và thường có please ở cuối câu. Nhưng thực ra, câu mệnh lệnh phong phú nhiều hơn như thế.

I. CÂU MỆNH LỆNH VỚI NGÔI THỨ NHẤT

1. Ý nghĩa

Câu mệnh lệnh với ngôi thứ nhất được dùng để thuyết phục người nghe thực hiện một hành động gì đó cùng người nói hoặc để đưa ra một gợi ý.

Với ngôi thứ nhất, khi sử dụng câu mệnh lệnh ta sẽ dùng cấu trúc Let’s…

2. Cấu trúc

Câu khẳng định:

Let us (Let’s) + V – infinitive

Câu phủ định

Let us (Let’s) + not + V – infinitive 

➥ Ví dụ:

  • Let us travel to Thailand this summer
  • Let’s not be alarmed by rumours

3. Lưu ý

Trong tiếng Anh thân mật hàng ngày, ta có thể sử dụng DO NOT LET’S (DON’T LET’S) thay cho LET’S NOT.

➥ Ví dụ:

  • Let’s not be alarmed by rumors
  • Don’t let’s be alarmed by rumors

II. CÂU MỆNH LỆNH VỚI NGÔI THỨ HAI

1. Cấu trúc

Câu khẳng định:

V – infinitive

Câu phủ định

Do + not + V – infinitive

2. Ví dụ

  • Hurry up!
  • Stop
  • Don’t scare
  • Don’t think about him

3. Lưu ý

a/ Trong câu mệnh lệnh với ngôi thứ hai, chủ ngữ ít được đề cập đến nhưng có thể gắn một danh từ cuối cụm từ.

➥ Ví dụ:

  • Be quite, baby

b/ Đại từ “YOU” tuy ít được sử dụng nhưng nó vẫn xuất hiện để thể hiện thái độ thô lỗ.

➥ Ví dụ:

  • You go in, I’ll wait
cau-menh-lenh-trong-tieng-anh
Xem thêm

→ Tất tần tật về ngữ Pháp Tiếng Anh
→ Làm bài tập về ngữ Pháp Tiếng Anh

III. CÂU MỆNH LỆNH VỚI NGÔI THỨ BA

Câu mệnh lệnh với ngôi thứ ba, chúng ta thường sử dụng cấu truc  Let…

1. Cấu trúc

Câu khẳng định:

Let + Object + V – infinitive

Câu phủ định

Let + Object + not + V – infinitive

➥ Ví dụ:

  • Let him play football
  • Let her not come home

2. Lưu ý

Hiện nay, người ta thường sử dụng cách nói thông dụng hơn đó là:

Với câu khẳng định:

S + be + to V – infinitive/ must V – infinitive

Với câu phủ định:

S + be +  not to V – infinitive/ must not V – infinitive

IV. BÀI TẬP VỚI CÂU MỆNH LỆNH

1. Teacher: ___________

Students: Thank you, teacher

A. Stand up

B. Sit down

➨ Đáp án: B 

2. Don’t ___________ late for event

A. Be

B. Being

 ➨ Đáp án: A

3. Please ___________ more loudly

A. Talk

B. Taking

➨ Đáp án: A

4. If you have any questions, please  ___________ your hand

A. Raising

B. Raise

➨ Đáp án: B

5. ___________ your music, please. It’s a little noisy

A. Turn on

B. Turn off

➨ Đáp án: B

Xem thêm

→ Tất tần tật về ngữ Pháp Tiếng Anh
→ Làm bài tập về ngữ Pháp Tiếng Anh

Mẫu câu lời khuyên trong tiếng Anh

Trong bài viết này https://gialaigiasu.online sẽ tổng hợp cho các bạn một số lời khuyên được dùng trong tiếng Anh, có nhiều cách để  khuyên một người nếu bạn không khéo léo thì những góp ý này có thể trở nên phản tác dụng, khiến người nghe cảm thấy không vui. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn đưa ra lời khuyên nhẹ nhàng, hiệu quả nhất.

1. Một số cách đưa ra lời khuyên trong tiếng Anh

Có rất nhiều cách đưa ra lời khuyên và tùy vào từng trường hợp mà bạn chọn cấu trúc cho đúng. Và sau đây là các cấu trúc thường gặp.

Sử dụng động từ khiếm khuyết

1.2You should: Bạn nênYou ought to: Bạn nên

You should do more exercise = You ought to do more exercise.
(Bạn nên tập thể dục nhiều hơn)

You shouldn’t drink so much beer = You ought not to drink so much beer.
(Bạn không nên uống nhiều bia)

Đặt câu hỏi

Để lời khuyên ít mang tính áp đặt, bạn có thể dùng câu hỏi để đề nghị người nghe cân nhắc về lời khuyên của mình. 

1.3Why don't you: Tại sao bạn khôngHow about: Bạn nghĩ thế nào

Why don’t you do some more exercise?
(Sao bạn không tập thể dục nhiều hơn)

How about doing some more exercise?
(Bạn nghĩ thế nào về việc tập thể dục nhiều hơn?)

Với câu hỏi “Why don’t you…?“, chúng ta sử dụng động từ nguyên mẫu không có “to“.

Khi chọn cấu trúc “How about…?“, động từ sau nó phải ở dạng có đuôi -ing.  

Đặt mình vào vị trí của người khác

Đôi khi việc tưởng tượng bạn ở trong hoàn cảnh của một người nào đó sẽ giúp lời khuyên trở nên tốt hơn, có ích hơn.

1.4If I were you, I’d…: Nếu tôi là bạn, tôi sẽ…

If I were you, I would do more exercise.
(Nếu tôi là bạn, tôi sẽ tập thể dục nhiều hơn)

Đưa ra một đề nghị thẳng thắn

Những động từ như “suggest”, “recommend” là một lựa chọn giúp bạn đưa ra đề nghị của mình thẳng thắn hơn

1.5Suggest/ Recommend + V_ingHoặc sử dụng mẫu that + verb (động từ) mà không có “to”Hay sử dụng cùng một danh từ

I suggest visiting the Eiffel Tower.  We should all go
(Tôi đề nghị là chúng ta nên đi thăm tháp Ép-phen. Tất cả chúng ta nên đi)

I suggest that you visit the Eiffel Tower. I’m not going.
(Tôi nghĩ là bạn nên đi thăm tháp Ép-phen. Tôi sẽ không đi)

I recommend the lasagne. It’s a very good dish to choose in this restaurant.
(Tôi đề nghị món lasagna. Đó là một món ngon có thể chọn tại nhà hàng này)

Khuyên nhủ trực tiếp, mạnh mẽ

Muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm theo lời khuyên, 

1.6You had better ...: Tốt hơn hết là bạn nên ...

You had better do more exercise before you start getting fat.
(Bạn bắt đầu tập thể dục nhiều hơn trước khi bạn bắt đầu béo lên)

You had better not drink so much beer or you will get fat.
(Bạn tốt hơn không nên uống nhiều bia nếu không bạn sẽ bị béo)

Xem thêm

→ Tất tần tật về ngữ Pháp Tiếng Anh
→ Làm bài tập về ngữ Pháp Tiếng Anh

Sử dụng với “Advice”

1.7Advice: là động từ nghĩa là "<em>khuyên</em>"

I advise you to buy a good dictionary.
(Tôi khuyên bạn nên mua một cuốn từ điển tốt)

1.8Advice: là danh từ nghĩa là "lời khuyên"

Let me give you some advice.
(Hãy để tôi cho bạn một vài lời khuyên)

She gave me a very useful piece of advice: to buy a good dictionary.
(Cô ấy đã cho tôi một lời khuyên rất hữu ích: mua một cuốn từ điển tốt)

Ngoài ra còn một vài cách biểu đạt khác như:

  • You could always: Bạn luôn có thể 
  • Have you considered : Bạn đã cân nhắc
  • Perhaps we could: Có lẽ chúng ta có thể
  • Do you think it’s a good idea to: Bạn có nghĩ rằng đó sẽ là một ý tưởng hay khi
  • Have you thought about : Bạn đã nghĩ về
  • In your position, I would: Ở vị trí của bạn, tôi sẽ
  • You should perhaps: Bạn có lẽ nên

2. Một số cách xin lời khuyên

Ngoài việc đưa ra lời khuyên, bạn còn có một vài câu khi xin lời khuyên từ người khác như sau:

  • What do you suggest? Bạn có gợi ý gì không?
  • What do you advise me to do? Bạn khuyên mình nên làm cái gì?
  • What should I do? Mình nên làm gì?
  • What ought I to do? Mình nên làm gì?
  • What’s your advice?  Lời khuyên của bạn là gì?
  • If you were me what would you do?  Bạn sẽ làm gì nếu bạn là mình?

3. Tổng hợp một số lời khuyên thông dụng

Sau đây là một số mẫu câu dùng để đưa ra lời khuyên trong giao tiếng Anh.

  • I reckon you should stop now: Tôi nghĩ bạn nên ngừng lại ngay.
  • Why don’t you stop now? Tại sao bạn không dừng ngay nó đi?
  • How about stopping now? Nếu dừng lại bây giờ thì sao?
  • If I were you, I’d stop now: Nếu tôi là bạn, tôi sẽ dừng lại ngay.
  • I suggest you stop now: Tôi đề nghị bạn ngừng lại ngay.
  • You’d (really) better stop right now: Tốt hơn hết là ngừng lại ngay đi.
  • I would strongly advise you to stop: Tôi thực sự khuyên bạn hãy dừng lại.
  • My advice would be to stop now: Lời khuyên của tôi là bạn nên dừng lại ngay.
  • It might be a good idea to stop: Dừng lại có lẽ là một ý tưởng tốt.
Xem thêm

→ Tất tần tật về ngữ Pháp Tiếng Anh
→ Làm bài tập về ngữ Pháp Tiếng Anh

Câu cảm thán trong tiếng Anh

Nội dung bài viết 

  • 1.  Định nghĩa câu cảm thán trong tiếng Anh
  • 2.  Cấu trúc câu cảm thán với “What”
  • 3.  Cấu trúc câu cảm thán với “How”
  • 4.  Cấu trúc câu cảm thán với “So” và “So Such”
  • 20 câu cảm thán thường dùng trong giao tiếp Tiếng Anh
  • Bài tập vận dụng câu cảm thán trong tiếng Anh

1.Định nghĩa câu cảm thán trong tiếng Anh

Câu cảm thán (exclamation sentence) là dạng câu hay được sử dụng trong tiếng Anh giao tiếp với ý nghĩa diễn tả một cảm xúc (emotion) hay thái độ (attitude) tới sự vật, sự việc đang nói tới. Câu cảm thán giúp bày tỏ cảm xúc như vui, buồn, hạnh phúc, khen, chê, phẫn nộ hay ngạc nhiên…

Trong tiếng Anh, cấu trúc câu cảm thán rất đa dạng. Đôi khi chỉ một từ đơn giản cũng cấu tạo thành một câu cảm thán (Ví dụ: “Wow!” – thể hiện sự ngạc nhiên, “gosh” – đáng chết,…). Tuy nhiên cơ bản và thông dụng nhất là 3 loại câu cảm thán với “WHAT”, “HOW” và “ SO SUCH”.

2.Cấu trúc câu cảm thán với “What”

Trong các cấu trúc câu cảm thán, câu sử dụng với “What” là cần lưu ý nhất. Bởi vì tùy thuộc vào danh từ là số nhiều hay số ít, đếm được hay không đếm được mà bạn sẽ áp dụng các cấu trúc khác nhau.

Dạng 1:  Với danh từ đếm được số ít

Cấu trúc: What + a/ an + adj + danh từ số ít!

Với danh từ trong câu ở dạng số ít, khi viết câu cảm thán với “What” bạn bắt buộc phải thêm giới từ “a/an” vào sau What và trước tính từ.

Ví dụ:

  • What a beautiful girl! (Quả là một cô gái đẹp)
  • What an interesting novel! (Quyển tiểu thuyết hay quá!)

Dạng 2:  Với danh từ đếm được số nhiều

Cấu trúc: What + adj + danh từ đếm được số nhiều + (be)!

Khi danh từ trong câu xuất hiện ở dạng số nhiều, bạn không được sử dụng mạo từ “a/an”. Nếu cuối câu bạn sử dụng động từ “tobe” thì phải chia ở dạng số nhiều.

Ví dụ:

  • What beautiful flowers are! (Những bông hoa này đẹp quá)
  • What small apartments! (Những căn hộ này nhỏ quá)

Dạng 3: Với danh từ không đếm được

Cấu trúc: What + adj + danh từ không đếm được!

Do danh từ trong câu là danh từ không đếm được nên  không sử dụng mạo từ “a/an” hay thêm “tobe” số nhiều ở cuối câu. 

Ví dụ:

  • What difficult grammar! (Cấu trúc khó quá!).
  • What tasty food! (Đồ ăn này ngon quá)
Cấu trúc câu cảm thán

Dạng 4: Câu cảm thán kết hợp kể chuyện

Cấu trúc: What + (a/an) + adj + N + S + V!

Đây là một dạng mở rộng của câu cảm thán. Khi bạn muốn kể thêm một điều gì đó để làm rõ nghĩa hơn cho câu hãy sử dụng cấu trúc này.

Ví dụ:

  • What smart students we met! (Tôi đã gặp những học sinh thật thông minh!)
  • What a delicious meal we have tasted! (Chúng tôi vừa có một bữa ăn rất ngon)
Xem thêm

→ Tất tần tật về ngữ Pháp Tiếng Anh
→ Làm bài tập về ngữ Pháp Tiếng Anh

3.Cấu trúc câu cảm thán với “How”

Đơn giản hơn với “What”, câu cảm thán với “How” chỉ có một dạng cấu trúc duy nhất. Bạn có thể sử dụng loại câu này khi muốn biểu đạt cảm xúc mạnh bởi cường độ cảm xúc của câu

Cấu trúc: How + adj/ adv + S + V/ be !

So sánh với 4 dạng cấu trúc bên trên, ta thấy câu cảm thán với “How” hoàn toàn khác biệt. Thay vì chỉ đi kèm với tính từ thì cấu trúc này còn đi kèm với cả trạng từ. Nếu như cụm chủ vị (S + V) ở 4 cấu trúc trên là phụ, bổ sung ý nghĩa thì đối với cấu trúc này đây là một thành phần hoàn toàn bắt buộc .

Ví dụ:

  • How beautifully she sings! (Cô ấy hát hay quá)
  • How fun it is! (Nó thật là buồn cười!).
Câu cảm thán trong tiếng Anh

4.Cấu trúc câu cảm thán với “So” và “So Such”

Cấu trúc:Với So: S + V + so + adj/ advVới Such: S + V + such + (a / an) + adj / adv

Câu cảm thán với “so” và “such” thường được đặt trong câu, trong một bối cảnh cụ thể, khi cuộc trò chuyện đã diễn ra trước đó, nhằm thể hiện rõ hơn thái độ của người nói với câu chuyện đang diễn ra. So với kiểu câu cảm thán với “How”, cấu trúc này cũng có điểm tương đồng. Đó là đều có sự xuất hiện bắt buộc của cụm chủ vị (S+V) và đều có thể kết hợp với cả tính từ hoặc trạng từ tùy thuộc vào loại động từ được sử dụng.

Ví dụ:

  • The pencil is so beautiful ( Chiếc bút chì đẹp quá)
  • You are so tall! (Bạn cao quá!).
  • That was such a memorable holiday! (Đó quả là một kỳ nghỉ đáng nhớ)
  • It was such a boring film! (Bộ phim buồn tẻ quá!).

20 câu cảm thán thường dùng trong giao tiếp Tiếng Anh

Ngoài những cấu trúc câu cảm thán trong tiếng Anh phổ biến và đúng ngữ pháp như trên, người ta lược bỏ một số thành phần và biểu lộ cảm xúc của mình không theo quy tắc câu trong thực tế giao tiếp. Dưới đây là 20 câu cảm thán trong tiếng Anh thông dụng giúp bạn giao tiếp như người bản xứ:

Khi bạn muốn động viên một ai đó

  • It’s risky! (Nhiều rủi ro quá)
  • Go for it! (Cố gắng lên)
  • Cheer up! (Vui lên đi)
  • Calm down! (Bình tĩnh nào)
  • It’s over! (Mọi chuyện đã qua rồi)
  • Good job/ Well-done (Làm tốt lắm)

Thể hiện cảm xúc khi bạn vui mừng, hạnh phúc, hài lòng

  • How lucky! (Thật là may quá)
  • That’s amazing! (Thật bất ngờ)
  • That’s great! (Thật tuyệt)
  • That’s really awesome! (Quá tuyệt vời)
  • Thank God! (Cảm ơn trời đất)
  • I did it! (Mình làm được rồi)
  • Nothing could make me happier. (Không điều gì làm tôi hạnh phúc hơn)
  • I have nothing more to desire. (Tôi rất hài lòng)
  • We are happy deed. (Chúng tôi rất vui mừng)
20 câu cảm thán trong giao tiếp tiếng Anh

Thể hiện cảm xúc khi bạn tiếc nuối, buồn chán hoặc tức giận

  • What a bore! (Thật là chán quá)
  • Too bad! (Tệ quá)
  • Poor fellow! (Thật tội nghiệp)
  • What a pity! (Thật đáng tiếc)
  • What nonsense! (Thật vô lý)

Bài tập vận dụng câu cảm thán trong tiếng Anh

Dưới đây là một số bài tập vận dụng cấu trúc câu cảm thán. Hãy làm các bài tập để luyện tập kiến thức vừa học nhé!

Bài 1: Viết câu cảm thán sử dụng những từ gợi ý sau:

1. Lovely/ dress

2. Tight/ shoes

3. beautiful/ flowers

4. awful/ weather

5. smooth/ hair

Đáp án:

1. What a lovely dress!

2. What tight shoes!

3. What beautiful flowers!

4. What awful weather!

5. What smooth hair!

Bài 2. Viết lại câu sau với những từ cho sẵn:

1. The weather today is so beautiful.

=> How

=> What

2. The chocolate is so sweet

=> How

=> What

3. These questions are so difficult.

=> How

=> What

Đáp án:

1. How beautiful the weather today is!

What beautiful weather today!

2. How sweet the chocolate is!

What sweet chocolate!

3. How difficult these questions are!

What difficult questions!

Xem thêm

→ Tất tần tật về ngữ Pháp Tiếng Anh
→ Làm bài tập về ngữ Pháp Tiếng Anh

Câu trực tiếp và câu gián tiếp

Mục Lục

  • I. Câu trực tiếp và câu gián tiếp là gì?
    • 1.Câu trực tiếp (Direct sentence)
    • 2.Câu gián tiếp (Indirect sentence)
  • II. Những thay đổi trong cấu trực tiếp và gián tiếp
    • 1.Thay đổi về đại từ
    • 2.Thay đổi về thì của động từ
    • 3.Thay đổi về trạng từ chỉ thời gian và không gian
  • III. Câu hỏi trong câu gián tiếp
    • 1.Yes/ no questions
    • 2.Wh – questions
  • IV. Câu mệnh lệnh, đề nghị trong lời nói gián tiếp
  • V. Lời khuyên, lời mời, lời hứa trong lời nói gián tiếp
  • VI. Một số dạng câu đặc biệt khác
    • 1.Câu cảm thán
    • 2.Lời chào
    • 3.Lời cảm ơn
    • 4.Lời chúc

I. Câu trực tiếp và câu gián tiếp là gì?

1.Câu trực tiếp (Direct sentence)

+ Câu trực tiếp là câu thuật lại nguyên vẹn lời của người nói, không sửa đổi lời văn.

+ Lời nói trực tiếp được đặt trong ngoặc kép, sau động từ tường thuật “say (said), tell (told), ask (asked)…” và sau dấu hai chấm.

He said, “I will come to my party tonight” – (Anh ấy nói, tối nay mình sẽ đi dự tiệc.)

Câu trực tiếp và câu gián tiếp
Câu trực tiếp và câu gián tiếp

2.Câu gián tiếp (Indirect sentence)

Câu gián tiếp là câu thuật lại lời của người nói bằng lời văn của mình và thực hiện những sự thay đổi cần thiết.

He said he would come to his party that night. – (Anh ấy nói rằng anh ấy sẽ đi dự bữa tiệc vào tối nay.)

+ Lời nói gián tiếp không có dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

LƯU Ý

– Khi chuyển từ câu mệnh lệnh, đề nghị, lời khuyên từ trực tiếp sang câu gián tiếp, chúng ta thường dùng động từ giới thiệu: asked (yêu cầu), told (bảo), advised (khuyên) …

– Khi chuyển một câu từ trực tiếp sang gián tiếp, chúng ta phải thay đổi đại từ, động từ của các thì, trạng từ chỉ thời gian và không gian.

II. Những thay đổi trong cấu trực tiếp và gián tiếp

1.Thay đổi về đại từ

+ Đại từ nhân xưng và đại từ sở hữu, tính từ sở hữu khi chuyển từ cầu trực tiếp sang câu gián tiếp sẽ có những sự thay đổi như sau:

Đại từChức năngCâu trực tiếpCâu gián tiếp
Đại từ nhân xưngChủ ngữIHe/ she
wethey
youI/ they
Tân ngữmeHim/ her
usthem
youMe/ them
Đại từ và tính từ sở hữuTính từ sở hữumyHis/ her
ourTheir
yourMy/ their
Đại từ sở hữumineHis/ her
Ourstheirs
YoursMine/ theirs

Ví dụ:

They said “we live in a house near the beach”. (Câu trực tiếp)

⇒ They said they lived in a house near the beach. (Câu gián tiếp)

(Họ nói rằng họ sống trong một ngôi nhà gần bờ biển.)

She said “I like my house very much”.

⇒ She said she liked her house very much.

(Cô ấy nói rằng cô ấy rất thích ngôi nhà của cô ấy.)

Ngoài quy tắc chung về các thay đổi ở đại từ được nêu trên đây, người học cần chú ý đến các thay đổi khác liên quan đến vị trí tương đối của người đóng vai trò thuật lại trong các ví dụ sau đây:

Jane said, “Tom, you should listen to me.”

⇒ Jane tự thuật lại lỗi của mình: I told Tom that he should listen to me.

⇒ Người khác thuật a lời nói của Jane: Jane told Tom that he should listen to her.

⇒ Người khác thuật lại cho Tom nghe: Jane told you that he should listen to her.

⇒ Tạm thuật lại lời nói của Jane: Jane told me that I should listen to her.

2.Thay đổi về thì của động từ

Thì của các động từ trong lời nói gián tiếp thay đổi theo một nguyên tắc chung là lùi về quá khứ (các thì xuống cấp):

Direct sentences (Câu trực tiếp)Indirect sentences (Câu gián tiếp)
Hiện tại đơn:S + V(s/es)
Ex: He said, “I drink coffee everyday”.
Quá khứ đơn:S + Vquá khứ
Ex: He said he drank coffee everyday.
Hiện tại tiếp diễn:S + am/ is/ are + V-ing
Ex: He said, “I am working”
Quá khứ tiếp diễn:S + was/ were + V-ing
Ex: He said he was working.
Hiện tại hoàn thành:S + has/have + P.P
Ex: He said, “I have cooked dinner”.
Quá khứ hoàn thành:S + had + P.P
Ex: He said he had cooked dinner.
Hiện tại hoàn thành tiếp diễn:S + has/have + been + V-ing
Ex He said, “It has been raining all day”.
Quá khứ hoàn thành tiếp diễn:S + had + been + V-ing
Ex: He said it had been raining all day.
Quá khứ đơn:S + Vquá khứ
Ex: He said, “I watched TV last night”
Quá khứ hoàn thành:S + had + P.P
Ex: He said he had watched TV the night before.
Quá khứ tiếp diễn:S + was/ were + V-ing
Ex: He said, “I was writing a letter”.
Quá khứ hoàn thành tiếp diễn:S + had + been + V-ing
Ex: He said he had been writing a letter.
Quá khứ hoàn thành:S + had + P.P
Ex: He said, “I had finished my report before 10 p.m yesterday”.
Quá khứ hoàn thành (không đổi):S + had + P.P
Ex: He said he had finished his report before 10 p.m the day before.
Tương lai đơn:S + will + V
Ex: He said, “I will go to New York”.
Tương lai trong quá khứ:S + would + V
Ex: He said he would go to New York.
Tương lai tiếp diễn:S + will + be + V-ing
Ex: He said, “I will be having dinner at this time tomorrow”.
Tương lai tiếp diễn trong quá khứ:S + would + be + V-ing
Ex: He said he would be having dinner at that time the day after.
S+am /is/ are + going to + V
Ex: He said, “I am going to play tennis”.
S+ was/ were + going to + V
Ex: He said he was going to play tennis.
S + can/ may/ must + V
Ex: He said, “I can swim”.
S + could/ might/ had to +V
Ex: He said he could swim.

LƯU Ý:

Một số trường hợp không đổi thì của động từ trong câu gián tiếp:

– Nếu động từ ở mệnh đề giới thiệu được dùng ở thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành hoặc tương lai đơn, thì của động từ trong câu gián tiếp vẫn không thay đổi.

He says/he is saying/he has said/he will say, “the text is difficult to read”.

⇒ He says/is saying/has said/ will say (that) the text is difficult to read.

(Anh ấy nói rằng văn bản này quá khó để đọc.)

– Khi câu nói trực tiếp thể hiện một chân lý hoặc một hành động lặp lại thường xuyên, thì của động từ trong câu gián tiếp vẫn không thay đổi.

My teacher said “The sun rises in the East”.

⇒ My teacher said (that) the sun rises in the East.

(Thầy giáo nói rằng mặt trời mọc ở phía đông.)

Xem thêm

→ Tất tần tật về ngữ Pháp Tiếng Anh
→ Làm bài tập về ngữ Pháp Tiếng Anh

3.Thay đổi về trạng từ chỉ thời gian và không gian

Direct sentences(Câu trực tiếp)Indirect sentences(Câu gián tiếp)
todayThat day
nowThen, at that time, immediately
tonightThat night
yesterdayThe day before, the previous day
the day before yesterdayTwo days before
tomorrowThe next day/ the following day
the day after tomorrowIn two day’s time
next (week, month…)The following (week, month…)The (week, month…) after
last (week, month…)the previous (week, month…)the (week, month…) before
This, thesethat, those
herethere
(a week, a month…) ago(a week, a month…) before

Ví dụ:

She said, “I will read this book tomorrow”.

⇒ She said she would read that book the day after.

(Cô ấy nói ngày mai cô ấy sẽ đọc cuốn sách này.)

III. Câu hỏi trong câu gián tiếp

+ Khi chuyển câu hỏi trực tiếp thành gián tiếp cũng cần áp dụng quy tắc chuyển đổi trên, ngoài ra cần thay đổi:

– Động từ tường thuật câu hỏi gián tiếp là asked/ wanted to know/ wondered (tự hỏi).

– Trật tự từ chuyển về dạng trần thuật tức là chủ ngữ đứng trước động từ.

– Không dùng liên từ “that”

– Dấu”?” được bỏ đi.

1.Yes/ no questions

S + asked + (O) + if/ whether + S + V

Tuan asked Ba, “Are you fond of watching television?”

⇒ Tuan asked Ba if/ whether he has fond of watching television.

(Tuấn hỏi Ba rằng bạn ấy có thích xem tivi không.)

Câu trực tiếp và câu gián tiếp trong câu hỏi Yes/ No Question
Câu trực tiếp và câu gián tiếp trong câu hỏi Yes/ No Question

LƯU Ý:

Các trợ động từ “do/ does/ this” trong câu trực tiếp sẽ được lược bỏ trong câu gián tiếp.

They asked me, “Does he live in New York?”

⇒ They wanted to know if he lived in New York.

(Họ muốn biết anh ấy có sóng ở New York không)

Các trợ động từ đặc biệt như “to be, can, could, may, … sẽ được chuyển xuống sau chủ ngữ và chia theo thì của  động từ trong câu gián tiếp.

He asked me “Can you play the guitar?”

⇒ He asked me whether I could play the guitar.

(Anh ấy hỏi mình rằng mình có thể chơi đàn ghi-ta không.)

2.Wh – questions

S + asked + (0) + wh_question + S + V

He said to me, “Why did you go with her father last week?”

⇒ He asked me why I had gone with her father the week before.

(Anh ấy hỏi tôi tại sao tôi đi cùng bố cô ấy vào tuần trước.)

Câu trực tiếp và câu gián tiếp trong câu hỏi Wh - Question
Câu trực tiếp và câu gián tiếp trong câu hỏi Wh – Question

IV. Câu mệnh lệnh, đề nghị trong lời nói gián tiếp

– Khi chuyển một câu mệnh lệnh, đề nghị từ trực tiếp sang gián tiếp chúng ta dùng cấu trúc sau:

S + told/ asked + (O) + (not) + to infinitive

He said, “Shut the door, please!”

⇒ He told me to shut the door.

(Ông ấy bảo tôi đóng cửa lại.)

– Nếu câu trực tiếp là câu phủ định, chúng ta thêm “not” vào trước động từ nguyên thể.

He said, “Don’t go anywhere!”.

⇒ He asked me not to go anywhere.

(Ông ấy bảo tôi không được đi đâu.)

V. Lời khuyên, lời mời, lời hứa trong lời nói gián tiếp

– Khi chuyển một câu lời khuyên, lời mời từ trực tiếp sang gián tiếp chúng ta dùng cấu trúc sau:

S + advised/invited/ promised + (0) + (not) + to infinitive

The doctor said “You should not smoke”.

⇒ The doctor advised me not to smoke.

(Bác sĩ khuyên tôi không nên hút thuốc nữa.)

She said “Would you like to have some cold drink?”.

⇒ She invited me to have some cold drink.

(Cô ấy mời tôi uống một ít đồ uống lạnh.)

Lời khuyên, gợi ý trong câu trực tiếp và câu gián tiếp
Lời khuyên, gợi ý trong câu trực tiếp và câu gián tiếp

VI. Một số dạng câu đặc biệt khác

1.Câu cảm thán

She said, “What a nice house!”

⇒ She exclaimed that the house was nice.

Câu cảm thán trực tiếp và gián tiếp
Câu cảm thán trực tiếp và gián tiếp

2.Lời chào

She said to me “Hello”.

⇒ She greeted me.

3.Lời cảm ơn

He said, “Thank you for your gift”.

⇒ He thanked me for my gift.

4.Lời chúc

He said, “Happy birthday to you”.

⇒ He wished me a happy birthday.

* LƯU Ý

Trong trường hợp câu trực tiếp có cả câu trần thuật và câu hỏi khi đối sang câu gián tiếp thì chúng ta chuyển từng phần theo quy tắc của câu đó.

He said, “I have left my watch at home. Can you tell me the time?”

⇒ He said that he had left his watch at home and asked me if I could tell him the time.

(Anh ấy nói rằng anh ấy để quên đồng hồ ở nhà và hỏi tôi có thể nói cho anh ấy biết mấy giờ.)

Xem thêm

→ Tất tần tật về ngữ Pháp Tiếng Anh
→ Làm bài tập về ngữ Pháp Tiếng Anh

Câu chủ động và câu bị động

Mục Lục

  • I. Câu chủ động và câu bị động là gì?
    • 1.Câu chủ động (Active sentence)
    • 2. Câu bị động (Passive sentence)
  • II. Các bước chuyển từ câu chủ động sang câu bị động
  • III. Cách biến đổi động từ trong câu bị động theo thì
  • IV. Câu hỏi trong câu bị động
    • Câu bị động ở dạng Yes – No Question
    • Dạng câu bị động Wh – Question
  • V. Câu bị động có hai tân ngữ
  • VI. Một số dạng câu bị động đặc biệt
    • Dạng 1
    • Dạng 2: Câu bị động với những động từ mệnh lệnh, đề nghị, yêu cầu
    • Dạng 3: Dạng bị động của động từ nguyên thể
    • 4. Dạng 4: Câu bị động của câu mệnh lệnh
    • Một số dạng câu đặc biệt khác

I. Câu chủ động và câu bị động là gì?

1.Câu chủ động (Active sentence)

– Câu chủ động là câu có chủ ngữ là người hoặc vật gây ra hành động.

  • S + V + O

Trong đó: S = subject (chủ ngữ); V = verb (động từ); O = object (tân ngữ)

John wrote a letter.

S          V           O

(Anh ấy đã viết một lá thư.)

2. Câu bị động (Passive sentence)

– Câu bị động là câu trong đó chủ ngữ là người hoặc vật chịu tác động của hành động khác.

Câu bị động
Câu bị động

+ Cấu trúc chung của câu bị động:

  • S + tobe + P.P + (by + tác nhân gây ra hành động)

Trong đó: P.P = past participle (quá khứ phân từ).

Ví dụ: A letter was written by John. – (Lá thư đã được John viết.)

Xem thêm

→ Tất tần tật về ngữ Pháp Tiếng Anh
→ Làm bài tập về ngữ Pháp Tiếng Anh

II. Các bước chuyển từ câu chủ động sang câu bị động

1- Xác định S, V, O trong câu chủ động.

2- Xác định thì của động từ.

3- Lấy O trong câu chủ động làm S trong câu bị động, lấy S trong câu chủ động làm O trong câu bị động.

4- Lấy V chính trong câu chủ động đổi thành P.P rồi thêm BE thích hợp trước P.P.

5- Đặt BY trước O trong câu bị động.

(A = Active sentence) John wrote a letter.

(P = Passive sentence) A letter was written by John.

Trong (A)

1- John là S, wrote là V chính, a letter là O,

2- Thì của động từ là thì quá khứ đơn.

3- Lấy a letter làm S trong câu bị động và John làm O trong câu bị động.

4- Lấy V chính wrote đổi thành P.P là written. Do V chính trong câu là chủ động ở thì quá khứ đơn và a letter trong câu bị động số ít nên BE phải là was.

5- Đặt by trước John.

III. Cách biến đổi động từ trong câu bị động theo thì

Active sentence (Câu chủ động)Passive sentence (Câu bị động)
Thì hiện tại đơn
S + V + O
Ex: Lan does the housework every day.
O + am/is/are + P.P (by +S)
Ex: The housework is done by Lan everyday.
Thì hiện tại tiếp diễn
S + am/is/are + V-ing + O
Ex: I am learning English.
O + am/is/are + being + PP (by + S)
Ex: English is being learnt.
Thì hiện tại hoàn thành
S + have/ has + P.P + O
Ex: Kate has painted her house
O + have/ has + been + P.P + S
Ex: Her house has been painted.
Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn
S + have/ has + been + V_ing + O
Ex: She has been waiting for me.
O + have/ has been + being + PP + S
Ex: l has been being waited for.
Thì quá khứ đơn
S + V(quá khứ) + O
Ex: Mr.Hung bought a car.
O + was/ were + P.P (by + S)
Ex: A car was bought by Mr.Hung.
Thì quá khứ tiếp diễn
S + was/ were + V-ing + O
Ex: He was watching a football match.
O + was/ were + being + PP (by + S)
Ex: A football match was being watched.
Thì quá khứ hoàn thành
S + had + P.P + O
Ex: Tom had finished the report before 10 a.m.
O + had + been + PP (by + S)
Ex: The report had been finished before 10 a.m.
Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn
S + had + been + V-ing + O
Ex: They had been having dinner for ten ten minutes before I arrived.
O + had + been + being + PP (by + S)
Ex: Dinner had been being eaten for ten minutes before I arrived.
Thì tương lai đơn
S + will + V + O
Ex: I will send this letter.
O + will + be + P.P (by + S)
Ex: This letter will be sent.
Thì tương lai tiếp diễn
S + will + be + V-ing + O
Ex: They will be building a new school by June.
O + will + be + being + P.P (by + S)
Ex: A new school will be being built by June.
Thì tương lai hoàn thành
S + will + have + P.P + O
Ex: Bob will have finished an English course at the end of this year.
O + will + have + been + P.P (by + S)
Ex: An English course will have been finished by Bob at the end of this year.
Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn
S + will + have + been + PP + O
Ex: By 9:00 tonight, she will have been drawing the picture for 5 hours.
O + will + have + been + being + P.P (by + S)
Ex: By 9:00 tonight, the picture will have been being drawn for 5 hours.
Thì tương lai gần
S + tobe + going to + V + O
Ex: Trang is going to make a dress.
O + tobe + going to + be + P.P (by + S)
Ex: A dress is going to be made by Trang.
Động từ khuyết thiếu (can/ must/…)
S + can/ must/ … + V + O
Ex: He should brush his teeth twice a day.
O + can/ must/ … + be + P.P (by + S)
Ex: His teeth should be brushed twice a day.

LƯU Ý:

Nếu chủ từ trong câu chủ động KHÔNG chỉ rõ là người hay vật cụ thể, rõ ràng (people, someone, every one, no one, any one, I, we, you, they, he, no one/any one/ me/us/ you/them/her/him/ it) có thể được bỏ đi.

IV. Câu hỏi trong câu bị động

  1. Câu bị động ở dạng Yes – No Question

Yes – No Question là những câu hỏi mà câu trả lời phải là yes hay no và thường được bắt đầu bằng:

– Các động từ khuyết thiếu: shall, ought to, must, will, would, might, may, ..

– Các trợ động từ do, have, be, …

Câu bị động ở dạng Yes/ No Question
Câu bị động ở dạng Yes/ No Question

+ Cách chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động:

  • Bước 1: Xác định thì của câu hỏi.
  • Bước 2: Chuyển từ chủ động sang bị động, không cần để ý tới dấu chấm hỏi.
  • Bước 3: Viết lại dấu chấm hỏi và chuyển động từ to be lên trước chủ ngữ.

Ex: Did John draw the picture? (câu chủ động)

Bước 1: Xác định thì của câu hỏi. Vì đây là thì quá khứ đơn nên ta dùng công thức bị động của thì quá khứ đơn.

=> S + was/ were + P.P

Bước 2: Chúng ta cứ làm như một câu bị động ở thì quá khứ đơn bình thường, đừng quan tâm tới dấu chấm hỏi.

=> The picture was drawn by John.

Bước 3: Lúc này, ta mới trả dấu chấm hỏi về, và chỉ việc đưa trợ động từ was (quá khứ của be) lên đầu câu là xong.

=> Was the picture drawn by John?

  1. Dạng câu bị động Wh – Question

+ Dạng 1: Câu bị động với từ để hỏi When/ Why/ How/ Where + trợ động từ + S + V?

– Chúng ta sẽ làm 3 bước tương tự như dạng Yes-No Question rồi cuối cùng thêm các từ When, Why, How, Where …

Where does your friend hold the party?

=> Where is the party held by your friend?

Câu bị động ở dạng Wh - Question
Câu bị động ở dạng Wh – Question

+ Dạng 2: Câu bị động với Who/What + V + O?

Who wrote this poem?

=> Who(m) was this poem written?

+ Dạng 3: câu bị động với What/ Which + trợ động từ + S + V?

Which books does your sister read?

=> Which books are read by your sister?

LƯU Ý:

Vì does ở thì hiện tại đơn nên ta chia theo công thức bị động ở thì hiện tại đơn và are được chia phụ thuộc vào từ books.

V. Câu bị động có hai tân ngữ

Câu bị động có hai tân ngữ, trong đó có một tân ngữ trực tiếp (chỉ vật) và một tân ngữ gián tiếp (chỉ người).

Có hai dạng cấu trúc của câu chủ động có hai tân ngữ:

  • S + V + OI + Od
  • S + V + Od + to/ for + OI

(Trong đó: OI = Indirect Object: tân ngữ gián tiếp; Od = Direct Object: tân ngữ trực tiếp)

  • I sent my friend a postcard.
  • I sent a postcard to my friend.

=> Khi chuyển sang câu bị động chúng ta có hai cách chuyển, có thể đặt tân ngữ gián tiếp hoặc tân ngữ trực tiếp của câu chủ động lên làm chủ ngữ của câu bị động, tùy vào chúng ta muốn nhấn mạnh về người hay vật.

– Cấu trúc câu bị động:

  • OI + tobe + P.P + Od (by S)
  • Od + tobe + P.P + to/for+ OI (by S)

(A) I sent my friend a postcard.

(P) My friend was sent a postcard.

(P) A postcard was sent to my friend.

– Một số động từ theo sau có hai tân ngữ:

  • give to
  • buy (for)
  • send (to)
  • make (for)
  • show (tol
  • get (for)
  • lend (to)

VI. Một số dạng câu bị động đặc biệt

  1. Dạng 1

(A) People/They + think/say/ believe/ suppose + that + S + V

– Đối với câu chủ động ở dạng này chúng ta có hai cách chuyển sang câu bị động:

  • C1: S + am/is/are + thought/said/ believed/supposed + to + Vinf
  • C2: It is + thought/ said/believed/supposed + that + S + V

(A) People think that she is a good teacher.

(P) She is thought to be a good teacher.

(P) it is thought that she is a good teacher.

(Mọi người nghĩ rằng cô ấy là một cô giáo giỏi)

  1. Dạng 2: Câu bị động với những động từ mệnh lệnh, đề nghị, yêu cầu

Những động từ thường có trong dạng này:

  • suggest đề xuất, đề nghị)
  • order (ra lệnh)
  • demand (đề nghị)
  • recommend (để xuất)
  • require (đòi hỏi)
  • request (đề nghị

+ Cấu trúc:

  • (A) S + suggest/require/ … + that + S + V-info
  • (P) It + be + suggested/ required/ … + that + O + be + P.P

(Trong đó: Vinf = infinitive verb: động từ nguyên thể không “to”)

He suggested that she buy a laptop.

It was suggested that a laptop be bought

(Anh ấy đề nghị cô ấy mua một chiếc máy tính xách tay.)

  1. Dạng 3: Dạng bị động của động từ nguyên thể

+ Cấu trúc:

  • (A) It + be + adj + for + sb + to V + sth.
  • (P) It + be + adj + for + sth + to be + P.P.

Trong đó: adj = adjective: tính từ; sb = somebody: ai đó (chỉ người); sth = something: cái gì (chỉ vật).

(A) It is difficult for me to fix the car.

(P) It is difficult for the car to be fixed.

(Thật khó để tôi sửa chiếc ô tô này.)

4. Dạng 4: Câu bị động của câu mệnh lệnh

+ Câu khẳng định:

  • (A) V + O
  • (P) Let + O + be + P.P!

+ Câu phủ định:

  • (A) Don’t + V + O!
  • (P) Let + not + O + be + P.P! Hoặc Don’t let + O + be + P.P!

(A) Wash your dirty clothes!

(P) Let your dirty clothes be washed!

(Hãy giặt quần áo bản của con đi)

(A) Don’t pick the flower!

(P) Let not the flower be picked!

Don’t let the flower be picked!

(Đừng ngắt hoa!)

  1. Một số dạng câu đặc biệt khác
ActivePassive
It is impossible to do sth: không thể làm gì
Ex: It is impossible to cook this.(Không thể nấu được món đó.)
Something can’t be done
Ex: This can’t be cooked.
S + enjoy + V-ing + O: thích làm gì
Ex: I enjoy collecting stamps.(Tớ thích sưu tầm tem.)
S + enjoy + 0 + being + P.P
Ex: I enjoy stamps being collected.
S + have/ get + sb + (to) V + O: nhờ ai đó làm gì
Ex: I have my sister make a dress.(Mình nhờ chị gái may một chiếc váy.)
S + have/get + O + P.P (by sb)
Ex: I have a dress made by my sister. 
Xem thêm

→ Tất tần tật về ngữ Pháp Tiếng Anh
→ Làm bài tập về ngữ Pháp Tiếng Anh

Câu ước (Thường đi với wish hoặc If only)

Mục Lục

  • I. Câu ước là gì?
  • II. Các loại câu ước
    • 1. Câu ước trong tương lai
      • – Cấu trúc:
    • 2. Câu ước ở hiện tại
      • – Cấu trúc
    • 3. Câu ước ở quá khứ
      • – Cấu trúc:

I. Câu ước là gì?

– Câu ước dùng để đưa ra lời mong ước điều gì đó sẽ xảy ra hoặc không xảy ra ở quá khứ, hiện tại và tương lai. Thường đi với wish hoặc If only.

Ex: I wish I would speak English fluently.

Tất tần tật kiến thức về câu ước trong tiếng Anh
Tất tần tật kiến thức về câu ước trong tiếng Anh

II. Các loại câu ước

1. Câu ước trong tương lai

+ Câu ước ở tương lai dùng để diễn đạt những mong ước về một sự việc trong tương lai.

Câu ước trong tương lai
Câu ước trong tương lai

– Cấu trúc:

  • S1 + wish (es) + S2 + would + V
  • If only              + S + would + V

LƯU Ý:

+ S1 và S2 có thể cùng một chủ ngữ hoặc khác nhau.

+ Khi phủ định, chúng ta sẽ thêm “not” sau “would”.

+ Nếu chủ ngữ S1 là số nhiều thì chúng ta dùng “wish”, con nếu là số ít thì chúng ta dùng “wishes”.

I wish I would be in Da Nang this summer vacation. – (Mình ước rằng mình sẽ được đến Đà Nẵng vào kỳ nghỉ hè này.)

She wishes her father wouldn’t smoke any more – (Cô ấy ước rằng bố của cô ấy sẽ không hút thuốc nữa.)

2. Câu ước ở hiện tại

+ Câu ước ở hiện tại dùng để diễn tả những mong ước về một sự việc không có thật ở hiện tại, hay giả định một điều ngược lại so với thực tế. Chúng ta dùng câu ước ở hiện tại để ước về điều không có thật ở hiện tại, thường là thể hiện sự nuối tiếc về tình huống hiện tại.

Câu ước ở hiện tại
Câu ước ở hiện tại

– Cấu trúc

  • S1+ wish (es) + S2 + V(quá khứ)
  • If only             + S + V(quá khứ)

LƯU Ý:

+ Động từ ở mệnh đề sau wish luôn được chia ở thì quá khứ đơn.

+ Đối với động từ BE trong câu ước ở hiện tại, chúng ta sẽ dùng WERE với tất cả các chủ ngữ.

I wish I had a big house in the city. – (Tôi ước rằng tôi có một ngôi nhà lớn ở thành phố này.)

If only she were here to help me. – (Giá mà cô ấy ở đây để giúp tôi.)

Xem thêm

→ Tất tần tật về ngữ Pháp Tiếng Anh
→ Làm bài tập về ngữ Pháp Tiếng Anh

3. Câu ước ở quá khứ

Câu ước ở quá khứ dùng để diễn tả những mong ước về một sự việc không có thật ở quá khứ, hay giả định một điều ngược lại so với thực tại đã xảy ra ở quá khứ. Chúng ta sử dụng câu ước ở quá khứ để ước điều trái với những gì xảy ra trong quá khứ, thường là để diễn tả sự nuối tiếc với tình huống ở quá khứ.

Câu ước trong quá khứ
Câu ước trong quá khứ

– Cấu trúc:

  • S1 + wish (es) + S2 + had + P.P
  • If only              + S + had + P.P

She wishes she had told him the truth earlier. – (Cô ấy ước rằng cô ấy đã nói sự thật với anh ấy sớm hơn.)

They wish they hadn’t done that. – (Họ ước rằng họ đã không làm điều đó.)

Việc sử dụng câu ước trong tiếng Anh cũng không quá khó đúng không các bạn! Hãy dành ra mỗi ngày ít nhất 1 tiếng học ngữ pháp tiếng Anh để tăng khả năng giao tiếp cũng như đạt điểm tốt hơn trong các kì thi tiếng Anh của mình các bạn nhé!