Các loại câu trong Tiếng Anh

Mục Lục

  • I. Câu là gì?
  • II. Phân loại câu
    • 1. Phân loại theo cấu trúc ngữ pháp
      • a. Câu đơn (Simple sentences)
      • b. Câu ghép (Counpound sentences)
      • c. Câu phức (Complex sentences)
      • d. Câu ghép phức hợp (Compound-complex sentences)
    • 2. Phân loại theo mục đích và chức năng
      • a. Câu trần thuật (declarative sentence)
      • b. Câu nghi vấn (interrogative sentence)
      • c. Câu mệnh lệnh (Imperative sentences)
      • d. Câu cảm thán (Exclamative sentence)
    • 3. Chủ ngữ + động từ + bổ ngữ của chủ ngữ (S + V + Cs)
    • 4. Chủ ngữ + động từ + tân ngữ + bổ ngữ của tân ngữ (S + V + 0 + Co)

I. Câu là gì?

Câu là một nhóm từ tạo thành nghĩa đầy đủ, và thường được kết thúc bởi dấu chấm (chấm than, hai chấm, hỏi chấm…). Nhóm từ này có chứa chủ ngữ và động từ (S +V).

  • He is writing. (Cậu ấy đang viết).
  • She bought a house. (Cô ấy đã mua một ngôi nhà).

Câu cũng có thể chỉ gồm có một từ hoặc hai từ những tạo thành nghĩa đầy đủ.

  • “Stop!” (Dừng lại.)
  • “Thank you!” (Cảm ơn bạn!)

II. Phân loại câu

+ Có hai cách phân loại câu trong tiếng Anh:

1. Phân loại theo cấu trúc ngữ pháp

a. Câu đơn (Simple sentences)

– Là câu chỉ có duy nhất một mệnh để độc lập và thể hiện một ý chính.

  • She rides a bike. (Cô ấy đi xe đạp).
  • They are playing tennis. (Họ đang chơi quần vợt).

– Một câu đơn có thể có nhiều hơn một chủ ngữ hoặc nhiều hơn một động từ

  • Nam and Ba are good friends. – (Nam) và Ba là những người bạn tốt).
  • John turned off the light and went to bed. – (John đã tắt đèn và đi ngủ.)

b. Câu ghép (Counpound sentences)

– Là câu chứa từ hai mệnh đề độc lập trở lên, diễn tả các ý chính có tầm quan trọng ngang nhau.

– Các mệnh đề của câu ghép được nối bằng:

+ Dấu chấm phẩy (;)

  • He had a toothache; he went to see the dentist. – (Cậu ấy bị đau răng; Cậu ấy đã đến gặp nha sĩ.)

+ Dấu chấm phẩy (,) và một liên từ trạng từ (however, therefore, nevertheless…) và theo sau đó là dấu phẩy (,).

  • He had a toothache; therefore, he went to see the dentist. – (Cậu ấy bị đau răng, do đó cậu ấy đã đến gặp nha sĩ.)

+ Liên từ đẳng lập (F-A-N-B-O-Y = for, and, nor, but, or, yet)

  • He had a toothache, so he went to see the dentist. – (Cậu ấy bị đau răng, vì vậy cậu ấy đã đến gặp nha sĩ.)

– Ta có thể sử dụng các cấu trúc sau để nhấn mạnh mối quan hệ giữa các mệnh đề trong câu ghép.

+ not only…, but also … (không những… mà còn…)

+ neither… nor …(cả hai … đều không …)

+ either…or…(… hoặc … cũng được)

+ both …and …(cả … và …)

  • She not only cooks dinner, but also she washes the dishes. – (Cô ấy không những nấu cơm mà còn rửa bát nữa.)
  • You can either go with us or stay here alone. – (Cậu có thể đi cùng chúng tớ hoặc ở lại đây một mình đều được.)

* LƯU Ý

– Nếu các mệnh đề trong câu ghép cùng chủ ngữ thì ta có thể lược bỏ chủ ngữ ở các mệnh đề sau.

He got on the car and (he) drove away. – (Ông ấy ngồi vào xe và lái đi luôn.)

– Nếu cùng chủ ngữ và trợ động từ thì ta có thể lược bỏ chúng ở mệnh đề sau.

She will go to Australia and (she will) study English. – (Cô ấy sẽ đến Úc và học tiếng Anh.)

– Nếu cùng chủ ngữ và động từ thì ta có thể lược bỏ chúng ở mệnh đề sau.

I like watching TV and (I like) reading books. – (Mình thích xem ti vi và đọc sách.)

– Nếu có cùng tân ngữ thì ta có thể lược bỏ tân ngữ ở mệnh đề trước.

I will wash (the potatoes) and peel the potatoes. – (Mình sẽ rửa và gọt khoai nhé.)

c. Câu phức (Complex sentences)

– Là câu chứa một mệnh đề độc lập và một hay nhiều mệnh đề phụ thuộc mệnh đề trạng ngữ). Mệnh đề phụ thuộc có thể bắt đầu bằng liên từ phụ thuộc hoặc đại từ quan hệ.

  • Because he had a toothache, he went to see the dentist. – (Vì cậu ấy bị đau răng nên cậu ấy đã đến gặp nha sĩ.)

Trong ví dụ trên: “he went to see the dentist” là một mệnh đề độc lập.

“Because he had a toothache” là một mệnh đề phụ thuộc vì nó bắt đầu bằng một liên từ phụ thuộc “because”

Một số liên từ phụ thuộc thường gặp trong tiếng Anh và cách sử dụng:

Cách sử dụngLiên từ phụ thuộc
Chỉ sự đối lậpalthough; though; even though; while; …
Chỉ nguyên nhân, lý dobecause; since; as; …
Chỉ nơi chốnwhere; wherever; everywhere; …
Chỉ mục đíchso that; so; …
Chỉ kết quảso that; so … that; such … that; …
Chỉ thời gianwhen; before; after; since; while; as; as soon as; by the time; until; …
Chỉ điều kiệnif; unless; provided (that); as long as; …

d. Câu ghép phức hợp (Compound-complex sentences)

– Là câu có ít nhất hai mệnh đề độc lập và ít nhất một mệnh đề phụ thuộc.

  • Ann had to clean the floor and cooked dinner before her mother came home. – (Ann đã phải lau sàn và nấu bữa tối trước khi mẹ cô ấy về nhà).

Trong ví dụ trên, có hai mệnh đề độc lập là “Ann had to clean the floor” và “(she) Cooked dinner”. Và một mệnh đề phụ thuộc là “before her mother came home”.

Xem thêm

→ Tất tần tật về ngữ Pháp Tiếng Anh
→ Làm bài tập về ngữ Pháp Tiếng Anh

2. Phân loại theo mục đích và chức năng

a. Câu trần thuật (declarative sentence)

Là loại câu phổ biến và quan trọng nhất. Nó dùng để truyền đạt thông tin hoặc để tuyên bố một điều gì đó.

  • He likes English. (Cậu ấy thích tiếng Anh.)
  • They don’t live in Vietnam. (Họ không sống ở Việt Nam)

b. Câu nghi vấn (interrogative sentence)

– Câu nghi vấn là câu dùng để hỏi.

  • Is he a singer? (Anh ấy là một ca sĩ à?)
  • What are you doing? (Cậu đang làm gì vậy?)

– Các loại câu hỏi:

+ Câu hỏi trả lời với Yes/ No (Yes/ No questions)

– Câu hỏi dạng này chúng ta sẽ đào trợ động từ, động từ khuyết thiếu lên trước chủ ngữ.

  • Were you at home yesterday? – (Bạn có ở nhà vào ngày hôm qua không?)
  • Does John work in post office? – (John làm ở trong bưu điện hả?)
  • Can she make a dress? – (Cô đã có thể may váy không?)
Câu hỏi Yes/ No Question
Câu hỏi Yes/ No Question
Câu trả lời đầy đủ của câu hỏi Yes/ No Question
Câu trả lời đầy đủ của câu hỏi Yes/ No Question

+ Câu hỏi đuôi (tag question)

– Cấu tạo của câu hỏi đuôi: Câu hỏi đuôi gồm một trợ động từ tương ứng với thì được dùng trong câu nói trước dấu phẩy, có NOT hoặc không có NOT và một đại từ nhân xưng tương ứng với chủ ngữ của câu nói trước dấu phẩy.

  • The children will come here, won’t they? – (Bọn trẻ sẽ đến đây đúng không?)

Trong ví dụ trên, “won’t they?” là câu hỏi đuôi. Vì câu nói trước dùng thì tương lai đơn và là câu khẳng định nên ta dùng trợ động từ “won’t = will not” ở câu hỏi đuôi, và đại từ “they” được dùng để thay thế cho chủ ngữ số nhiều là “the children.

Câu hỏi đuôi
Câu hỏi đuôi

Nguyên tắc chung khi lập câu hỏi đuôi:

+ Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu khẳng định, câu hỏi đuôi phải ở thể phủ định.

  • Lan is working, isn’t she? – (Có phải Lan đang làm việc không?)

+ Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu phủ định, câu hỏi đuôi phải ở thể khẳng định.

  • Jim didn’t come back home last night, did he? – (Tối qua Jim đã không về nhà đúng không?)

Một số trường hợp cần lưu ý:

+ Câu hỏi đuôi của “I am” là “aren’t I”

  • I am your sister, aren’t I? – (Tôi là chị của bạn à?)

+ Câu hỏi đuôi của “Lets” là “shall we”

  • Let’s go shopping, shall we? – (Chúng ta hãy đi mua sắm nhé?)

+ Chủ ngữ là “Everyone, someone, anyone, no one, nobody…” câu hỏi đuôi là “they”

  • Somebody phoned me, didn’t they? – (Ai đó gọi điện cho mình à?)

+ Chủ ngữ là “nothing” thì câu hỏi đuôi dùng “it”

  • Nothing can make her happy, can it? – (Không có gì làm cô ấy vui à?)

+ Trong câu có các trạng từ phủ định và bán phủ định như: never, seldom, hardly, scarely, little… thì câu đó được xem như là câu phủ định – phần hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định.

  • He never visits you, does he? – (Ông ấy chưa bao giờ đến thăm cậu đúng không?)

+ Used to: từng (diễn tả thói quen, hành động thường lặp đi lặp lại trong quá khứ). Trường hợp này, ta cứ việc xem “used to” là một động từ chia ở thì quá khứ. Do đó, câu hỏi đuôi tương ứng chỉ cần mượn trợ động từ “did”.

  • He used to live in England, didn’t he? – (Có phải ông ấy từng sống ở nước Anh không?)

+ Had better thường được viết ngắn gọn thành ‘d better. Khi thấy ‘d better, chỉ cần mượn trợ động từ Had để lập câu hỏi đuôi.

  • I’d better meet her and say “sorry hadn’t I? – (Tốt hơn là mình nên gặp và nói lời xin lỗi với cô ấy nhỉ?)

+ Would rather: thường được viết gọn là ‘d rather, khi thành lập câu hỏi đuôi chúng ta chỉ cần mượn trợ động từ “would”.

  • She’d rather go to the doctor, wouldn’d she? – (Tốt hơn là cô ấy nên đi gặp bác sĩ đúng không?)

+ Câu hỏi lựa chọn (alternative question):

– Là dạng câu hỏi dùng để đưa ra cho người được hỏi những lựa chọn, thường là hai. Người được hỏi chỉ có thể chọn một trong hai lựa chọn được đưa ra để thực hiện.

– Câu hỏi dạng này tuy bắt đầu bằng trợ động từ hoặc động từ khuyết thiếu giống câu hỏi trả lời với Yes/ No, nhưng trả lời cho câu hỏi dạng này thì phải là một cấu xác định (câu chọn lựa).

– Thường có từ “or” để nối các lựa chọn với nhau.

+ Had better: thường được viết ngắn gọn thành ‘d better. Khi thấy ‘d better, chỉ cần mượn trợ động từ Had để lập câu hỏi đuôi.

  • Do you like the red hat or the blue hat? – I like the blue hat. – (Cậu thích chiếc mũ màu đỏ hay màu xanh?)
  • Is he a teacher, an engineer or a doctor? – He is a teacher. – (Anh ấy là một giáo viên, một kỹ sư hay bác sĩ vậy? – Anh ấy là một giáo viên.)

+ Câu hỏi có từ hỏi (Wh-question):

– Câu hỏi WH là câu hỏi bắt đầu bằng từ có W và H. Những từ này gồm có: What, Who, Where, When, Why và How.

– Các câu hỏi với từ để hỏi cho phép người nói tìm thêm thông tin về chủ đề mình quan tâm.

* Cấu trúc:

+ Nếu từ để hỏi làm chủ ngữ:

Wh-question + V…?

What happened to you last night? – (Có chuyện gì xảy ra với bạn vào tối qua vậy?).

+ Nếu từ hỏi không phải làm chủ ngữ:

Wh_question + Aux/ modal verbs + S + V…?

Trong đó: Aux = auxiliary: trợ động từ; modal verbs: động từ khuyết thiếu.

  • What does he do? (Anh ấy làm nghề gì?)
  • When will you come back? (Khi nào thì cậu quay về?).

Các từ để hỏi thường gặp:

Từ để hỏiCách dùngVí dụ
What Hỏi về vật, sự việc, ý kiến, hành động, nghề nghiệp,…What is that?What are you doing?
WhenHỏi về thời gian, ngày, tháng, năm…When is he getting married?
WhereHỏi về nơi chốn.Where does she live?
WhoHỏi về người.Who teaches you English?
WhyHỏi về nguyên nhân, lý do.Why are you late for work?
WhoseHỏi về sự sở hữu.Whose car is it?
WhomHỏi về người (ở dạng tân ngữ).Whom do you want to meet?
WhichHỏi về sự lựa chọn giữa các vật, sự việc.Which do you play, football or baseball?
HowHỏi về tình trạng, cách thức, phương thức.How do you feel now!
How muchHỏi về giá cả.Hỏi về số lượng không đếm được.How much is this car?How much water do you need?
How manyHỏi về số lượng đếm được.How many cats do you have?
How longHỏi về khoảng thời gian.How long did you get there?
How oftenHỏi về mức độ thường xuyên của hành động.How often do you read book?
How farHỏi về khoảng cách.How far is it from here to the park?

c. Câu mệnh lệnh (Imperative sentences)

– Câu mệnh lệnh là một dạng động từ mà được sử dụng để đưa ra mệnh lệnh, lời hướng dẫn, lời khuyên, lời mời, sự khuyến khích,… Nó được hình thành bằng cách sử dụng một nguyên mẫu của động từ (nguyên mẫu không có “to”), chúng ta có thể thêm từ “please” ở cuối câu để thể hiện sự lịch sự.

  • Shut the door! – (Đóng cửa lại.)
  • Come in, please! – (Xin mời vào!).

– Chúng ta có thể thêm “Do” vào đầu câu để nhấn mạnh.

  • Do sit down! – (Xin mời ngồi).

– Dạng phủ định của câu mệnh lệnh được thành lập bằng cách thêm “Don’t” vào đầu câu.

  • Don’t make noise! – (Đừng làm ồn!).

d. Câu cảm thán (Exclamative sentence)

Câu cảm thán là câu diễn tả một cảm giác (feeling), một lời khen, chê hay một cảm xúc (emotion). Câu cảm thán thường được bắt đầu với “What/ How”.

Câu cảm thán
Câu cảm thán

+ Câu cảm thản dùng”What”.

– Đối với danh từ đếm được số ít:

  • What + a/an + adj + noun!
  • What a nice room! (Một căn phòng thật đẹp!).
  • What an amazing gift (Một thành quả thật ngạc nhiên!).

– Đối với danh từ đếm được số nhiều và danh từ không đếm được.

  • What + adj + noun!
  • What beautiful roses! – (Những bông hồng thật đẹp làm sao).
  • What awful weather! – (Thời tiết thật tệ)

* LƯU Ý

Cấu trúc câu cảm thán với “What” có thể có “chủ ngữ + động từ ở cuối câu.

What a lovely house you have! – (Cậu có căn nhà xinh quá!)

3. Chủ ngữ + động từ + bổ ngữ của chủ ngữ (S + V + Cs)

– Trong đó

Động từ (V) thường là động từ “to be” hoặc động từ chỉ cảm giác, tri giác như “look, taste, smell, hear, feel”,…

+ Bổ ngữ của chủ ngữ (Cs = subject complement) thường là tính từ.

She looks tired. (Trông cô ấy thật mệt mỏi.)

S       V       Cs

4. Chủ ngữ + động từ + tân ngữ + bổ ngữ của tân ngữ (S + V + 0 + Co)

Trong đó, bổ ngữ của tân ngữ (Co = object complement) thường là danh từ hoặc tính từ.

He painted his house blue.

S         V           O        Co

(Cậu ây sơn ngôi nhà màu xanh.)

They called him “liar”

S         V       O    Cо

(Họ gọi hắn là kẻ nói dối.)

Việc sử dụng các loại câu trong tiếng Anh cũng không quá khó đúng không các bạn! Hãy dành ra mỗi ngày ít nhất 1 tiếng học ngữ pháp tiếng Anh để tăng khả năng giao tiếp cũng như đạt điểm tốt hơn trong các kì thi tiếng Anh của mình các bạn nhé!

Xem thêm

→ Tất tần tật về ngữ Pháp Tiếng Anh
→ Làm bài tập về ngữ Pháp Tiếng Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *